Năm 2015, Quân đội Việt Nam nhận thêm 10 tiêm kích Su-30MK2
TASS cho biết 2 tàu tên lửa Molnya (Tia chớp) do Nhà máy đóng tàu Ba Son bàn giao thuộc lớp tàu tên lửa Molnya 1241.8 do Trung tâm thiết kế hải quân Almaz ở St.Petersburg (Nga) thiết kế.
Hai tàu tên lửa Molnya đầu tiên do Nga đóng đã đưa về Việt Nam, và sau đó Việt Nam tự đóng thêm 10 tàu theo giấy phép của Nga (tuy nhiên theo nhiều nguồn tin, Việt Nam chỉ đóng 6 chiếc so với con số 10 chiếc mà TASS đưa ra). Việc chuyển giao công nghệ này bắt đầu từ năm 2010 và sẽ kết thúc vào năm 2016.
Năm 2014, Ba Son đã bàn giao 2 chiếc Molnya cho hải quân Việt Nam (HQ-377 và HQ-3780, đang thử nghiệm 2 tàu tên lửa khác (hai tàu M3, M4). Dự kiến đầu quý 2.2015 sẽ tổ chức bàn giao cặp tàu số 2 (M3, M4); nửa đầu năm 2016 sẽ tiếp tục bàn giao cặp tàu số 3 (M5, M6) cho Quân chủng Hải quân đưa vào biên chế cho các Vùng Hải quân.
Còn theo hợp đồng đặt mua 12 tiêm kích Su-30MK2 ký năm 2013, phía Nga sẽ bàn giao toàn bộ 10 máy bay Su-30MK2 còn lại cho Việt Nam trong năm 2015, sau khi đã giao 2 chiếc vào cuối năm 2014. Như vậy đến cuối năm 2015, Không quân Việt Nam có 36 chiếc Su-30MK2.
TASS cho biết Nga là bạn hàng truyền thống cung cấp vũ khí cho Việt Nam. Những năm gần đây, Việt Nam ký hợp đồng mua sắm khí tài quân sự với Nga đạt hơn 4,5 tỉ USD, trong đó hợp đồng đáng kể nhất là mua tiêm kích đa chức năng Su-30MK2 khoảng 1 tỉ USD và 6 tàu ngầm Kilo 636.1 (Varshavyanka) trị giá 2 tỉ USD.
Tháng 1.2015, chiếc tàu ngầm Kilo thứ 3 của Hải quân Việt Nam, HQ-184 Hải Phòng đã về đến cảng Cam Ranh, gia nhập nhóm 2 tàu ngầm Kilo đã về trước đó là HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP.Hồ Chí Minh. Ba tàu ngầm còn lại sẽ lần lượt về Việt Nam đến hết năm 2016.
TASS cũng dẫn nguồn tin từ chính phủ Việt Nam cho biết ngân sách quốc phòng hàng năm của Việt Nam vào khoảng 1,5 tỉ USD, chiếm gần 1,8% GDP cả nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo