Năm tỉnh thành có dịch nhiễm não mô cầu
So với những ngày trước tết, số lượng bệnh nhân và địa phương có bệnh đang tăng lên nhanh chóng và một bệnh nhân đã tử vong.
Bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh
TP.HCM xuất hiện 10 ổ dịch Ngày 30-1, bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết từ hôm 27 tết đến nay (ngày 20 đến 30-1) tại TP.HCM xuất hiện thêm sáu ổ dịch nhiễm não mô cầu ở Q.Gò Vấp, Q.10, Q.Tân Phú, Q.Bình Tân và huyện Củ Chi. Với bệnh nhiễm não mô cầu, mỗi ca bệnh riêng lẻ, không liên quan đến những ca bệnh trước đó đều được xem là một ổ dịch. Như vậy tính từ khi xuất hiện ổ dịch nhiễm não mô cầu đầu tiên ở Q.7 đến nay, tổng cộng tại TP.HCM đã có 10 ổ dịch nhiễm não mô cầu với 11 ca mắc. Các ca bệnh được chẩn đoán lâm sàng nhiễm não mô cầu từ 27 tết đến nay đều là trẻ em. Sức đề kháng của trẻ em kém hơn nên dễ mắc bệnh nhiễm não mô cầu hơn. Điều các chuyên gia dịch tễ lo lắng là sau những ngày nghỉ tết các em đi học lại, nên nếu một trẻ mắc bệnh sẽ có nguy cơ lây lan cao. Hiện Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM chuẩn bị dự phòng bệnh nhiễm não mô cầu trong trường học bằng cách sẽ gửi thông báo cho các trường học, tập huấn giáo viên ở các trường về các triệu chứng của bệnh. Khi thấy trẻ sốt, nhức đầu cần báo với gia đình để đưa trẻ đi khám, có hướng điều trị tích cực. Với những trẻ bị sốt, viêm họng chưa được gia đình đưa đi bệnh viện điều trị thì kiên quyết cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan. Đến nay Trung tâm Y tế dự phòng TP chưa ghi nhận có sự lây lan bệnh này giữa các quận, huyện. THÙY DƯƠNG |
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó trưởng khoa điều trị tích cực, cho hay hôm 27/1 bệnh nhân Nghiêm Duy B., 35 tuổi ở Hà Nội, bị viêm màng não mủ nhập viện trong tình trạng mê man, hiện diễn biến sức khỏe của bệnh nhân B. đã khá hơn nhưng vẫn thở máy. Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Cấp cho hay có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm màng não mủ, trong đó có viêm màng não do não mô cầu và căn nguyên này nguy hiểm nhất vì có khả năng lây lan, người bệnh cũng có thể tử vong rất nhanh.
Đến nay hàng chục quận huyện ở TP.HCM, Hà Nội, Long An, Bình Phước và Quảng Trị có bệnh nhân mắc bệnh này, trong đó trường hợp bé Kiều V., 11 tháng tuổi ở Hướng Hóa, Quảng Trị tử vong. Đây là bệnh lây qua đường hô hấp, tỉ lệ người bình thường mang trùng lên tới 25% và trong vùng dịch người bình thường mang trùng lên tới 50% nên rất dễ lây lan. Theo ông Trần Thanh Dương, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, vi khuẩn gây viêm màng não do não mô cầu hay trú ở vùng hầu họng người lành, khi thể trạng người mang trùng yếu đi, vi khuẩn sẽ phát tác và xuất hiện bệnh.
Ông Dương cho hay khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, cứng cổ, nhạy cảm quá mức với ánh sáng thì cần đến bệnh viện để được thăm khám.
Đề phòng bệnh mùa đông xuân
Kết quả xét nghiệm thời gian qua cho thấy bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu tại Việt Nam đều mắc chủng vi khuẩn type A, B, C, Y, đều là các chủng gây viêm màng não do não mô cầu thường xuất hiện tại Việt Nam. Vi khuẩn gây bệnh còn rất nhạy cảm với kháng sinh, không nên quá lo ngại. Tuy nhiên ở các vùng sâu vùng xa, người dân thường tự điều trị bệnh trong khi tình trạng sức khỏe bệnh nhân viêm não mô cầu có thể biến chuyển theo chiều hướng xấu rất nhanh.
Hôm nay 31/1, Cục Y tế dự phòng sẽ có công điện gửi các tỉnh thành, thông báo cục thành lập đội thường trực chống dịch 24/24g và đề nghị các địa phương cũng thành lập đội thường trực chống dịch tương tự.
Theo TT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng