Nan giải công khai, minh bạch Quỹ bình ổn xăng dầu
Kết quả Kiểm toán chính thức sẽ được tổng hợp đầy đủ sau khi cuộc họp quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch&Đầu tư hoàn thành trong Báo cáo năm của Kiểm toán Nhà nước. Sau khi Quốc hội phê chuẩn quyết toán Ngân sách Nhà nước, trong vòng 30 ngày, Kiểm toán Nhà nước sẽ công khai kết quả kiểm toán.
Năm nay, ngành kiểm toán tập trung vào ngành điện, xăng dầu. Kết quả kiểm toán nhìn chung đối với quỹ bình ổn xăng dầu, các đơn vị sử dụng quỹ trích lập đúng quy định Pháp luật theo Nghị định 84 về quản lý giá xăng dầu theo thị trường. Tuy nhiên, tại một số đơn vị có điều chỉnh số liệu song không lớn. Trong tổng thể việc trích lập, sử dụng trong các doanh nghiệp xăng dầu cũng không có những sai phạm lớn nào.
Qua nghiên cứu quỹ này vẫn còn một số bất cập. Quỹ bình ổn phụ thuộc tuyệt đối vào giá cơ sở. Trong trường hợp lỗ thì một số đơn vị không trích lập, hình thành quỹ ảo. Kiểm toán Nhà nước đang có những kiến nghị xem xét quỹ này.
Cơ chế hiện nay đối với loại hình kinh doanh xăng dầu rủi ro rất lớn. Do đó, Kiểm toán Nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, không thay đổi giá nhiều lần như trong thời gian vừa qua khi giá cả trên thị trường thế giới gặp nhiều biến động
Nếu đưa quỹ vào tài khoản bị đóng băng thì nhiều khi hiệu quả sử dụng chưa cao làm hạn chế hiệu quả của vốn bình ổn xăng dầu. Còn việc để cho doanh nghiệp thoải mái sẽ nảy sinh nhiều rủi ro. Qua đây, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị phải có những nghiên cứu cụ thể làm thế nào để vừa đảm bảo tính minh bạch, vừa sử dụng hiệu quả quỹ bình ổn xăng dầu.
Đối với Tập đoàn điện lực Việt Nam, việc kiểm toán đã xác định rõ lỗ, lãi, xác định rõ giá thành từ đó đưa ra kiến nghị giúp Chính phủ giải quyết những vấn đề hết sức phức tạp, liên quan tới đầu tư, năng lượng, giá điện.
Kiểm toán Nhà nước xác định được mức lỗ toàn Tập đoàn trên 8.000 tỷ đồng. Trong đó, lỗ do sản xuất, kinh doanh điện trên 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra, còn một số ý kiến về giá thành.
Đối với loại hình kinh doanh viễn thông viễn thông, việc sử dụng cột điện cho thuê phần thu phải giảm giá thành. Một số loại hình kinh doanh khác cũng được kiến nghị đưa vào để giảm lỗ. Ngoài ra còn nảy sinh những vấn đề tiềm ẩn khả năng lỗ lớn như: chênh lệch tỉ giá, bù lỗ cho than, điện lên tới 12.000 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước còn đưa ra nhiều giải pháp cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh. Chính phủ đã nghiên cứu, tiếp thu chuyển EVN Telecom sang Viettel nhằm sản xuất, kinh doanh điện cho hiệu quả phù hợp với quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngoài những vấn đề nổi cộm như giá xăng, giá điện, Kiểm toán Nhà nước còn thực hiện việc kiểm toán ở các ngân hàng lớn, các Tổng công ty Nhà nước và lĩnh vực đất đai.
Để nâng cao năng lực hoạt động, Kiểm toán Nhà nước đã có đề án trình Chính phủ để bổ sung nguồn nhân lực phục vụ công tác.
Kiến An
End of content
Không có tin nào tiếp theo