Nặng nề truyền thống thích làm quan
Văn hóa từ chức, nếu có sẽ tạo ra sự hợp lý tối đa trong xã hội. Nó giúp những người tài giỏi, có trình độ có thể phát huy cao nhất năng lực của mình nếu ở đúng vị trí. Còn nếu không giỏi, không phù hợp mà cứ giữ ghế, thiệt hại cho bản thân và xã hội là rất lớn, vì bản thân thì vất vả, còn việc công thì bê bối.
Do vậy, nên khuyến khích văn hóa từ chức và đánh giá cao những người có đủ dũng khí, lương tâm làm như vậy, chứ dư luận xã hội cũng không nên nặng nề đối với họ.
Không từ chức vì sợ thất nghiệp
Đối với các nước phát triển, việc từ chức rất dễ dàng, vì không làm việc này người ta làm việc khác. Như cựu Tổng thống Mỹ B.Clinton, khi còn đương chức, lương bình quân khoảng 200.000 USD/năm. Nhưng khi nghỉ, đi làm diễn giả, có thể kiếm tới 300.000 USD/giờ, bằng lương tổng thống trong cả một năm rưỡi.
Điều này cho thấy, cơ hội việc làm là rất nhiều. Còn với một hệ thống quản lý cứng và thành kiến, thì sau khi từ chức, anh rất khó tìm ra công việc thích hợp. Chẳng hạn như ở Việt Nam, nếu một vị bộ trưởng nào đó xin từ chức thì chắc gì đã dễ xin việc mới. Cho dù đó không phải là người thuộc loại ngoài làm quan ra không biết làm gì khác.
Trái lại, một bộ trưởng của Nhật từ chức cũng không có vấn đề gì quá lớn, vì họ có thể ra làm chủ tịch tập đoàn nào đó hoặc tham gia giảng dạy... Thực ra, kinh tế thị trường tạo ra những cơ hội đó. Một nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa thì hầu như không tạo ra nhiều cơ hội việc làm như vậy. Nói cách khác, nếu cơ hội nhiều thì các quan chức mới dễ từ chức, đặc biệt là quan chức đã lên đến cấp cao.
Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, vì vậy cơ hội việc làm cũng đang được mở ra nhiều hơn cho mọi người trong đó có các quan chức. Chẳng hạn như nguyên Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Trần Đăng Tuấn.
Ở Việt Nam, nếu một vị bộ trưởng nào đó xin từ chức thì chắc gì đã dễ xin việc mới. Cho dù đó không phải là người thuộc loại ngoài làm quan ra không biết làm gì khác
TS Nguyễn Sĩ Dũng ,Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội |
Ông Tuấn từ chức nhẹ nhàng hơn vì ngay sau đó được nhận vào làm tại một công ty truyền thông khác với mức lương rất cao. Như vậy, ông ấy vẫn được làm chuyên môn yêu thích, được đóng góp cho xã hội thì việc từ chức cũng dễ dàng. Rất tiếc, không phải trường hợp nào cũng thuận lợi như vậy.
Thủ tục rườm rà
Một khía cạnh khác có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn từ chức. Đó là thủ tục. Nhiều khi anh cũng muốn từ chức, nhưng thủ tục miễn nhiệm phức tạp đến độ không muốn từ chức nữa. Ví dụ, nếu là cấp bộ trưởng, họ phải làm đơn lên thủ tướng, thủ tướng báo cáo Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến, rồi trình ra Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm…
Như vậy quá nặng nề và mất thời gian, khiến ngay cả người muốn từ chức cũng ngại. Như ở các nước, chỉ cần làm đơn lên thủ tướng, thủ tướng đồng ý là xong. Qua đó có thể thấy thủ tục của Việt Nam rất rườm rà, không khuyến khích được việc từ chức.
Thêm vào đó, quan chức của Việt Nam lên chức cao thường là do Đảng phân công, nếu từ bỏ có nghĩa là chối bỏ sự phân công. Như vậy rất khó. Xét về tư cách người cộng sản, anh không có ý chí của người cộng sản, không được đánh giá cao về mặt đạo đức.
Cần có chế độ cho người từ chức
Để các quan chức dễ từ chức, điều đầu tiên là cần phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt là phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Như vậy, ngoài những dãy ghế trong hệ thống công quyền, còn có rất nhiều cơ hội ở ngoài hệ thống đó. Tiếp theo với đó là thúc đẩy xu hướng truyền thông tôn vinh những người đóng góp nhiều cho xã hội bất kể họ làm việc ở đâu.
Không nên có cả một quy chế về từ chức, bởi vì từ chức là vấn đề văn hóa, đạo đức, hơn là vấn đề pháp lý. Cũng cần có chế độ cho người từ chức, tùy theo thời gian cống hiến. Điều đó rất quan trọng
|
Ngoài ra, phải rất minh bạch trong thu nhập, đưa thu nhập vào lương và được công khai. Không nên để câu chuyện chức tước gắn quá nhiều với bổng lộc, những cái nằm ngoài lương. Đồng thời phải đẩy mạnh chống tham nhũng, minh bạch hóa thủ tục, giảm nhũng nhiễu, chống lợi ích phe nhóm.
Vì thế, không nên có cả một quy chế về từ chức, mà chỉ nên quy định thủ tục từ chức cho dễ dàng là đủ, bởi vì từ chức là vấn đề văn hóa, đạo đức, hơn là vấn đề pháp lý. Cũng cần phải có chế độ cho người từ chức, tùy theo thời gian cống hiến. Điều đó rất quan trọng
TS Nguyễn Sĩ Dũng ,Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (Đất Việt)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
FPT sẽ mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản
Sẽ tự động quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân từ đầu năm 2025
Hơn 6000 học sinh, sinh viên sắp được đào tạo nhân lực công nghệ cao
Sân bay Đà Nẵng dự kiến xây nhà ga hàng hoá 100.000 tấn/năm