Quốc tế

Nga cảnh báo NATO vì điều quân đến Đông Âu

Nga phản đối chiến dịch điều quân lớn nhất đến Đông Âu trong nhiều thập kỷ qua của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Tờ Guardian ngày 18/3 đưa tin, Anh sẽ điều 800 quân tới Estonia để thực thi nghĩa vụ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của nước này. Việc triển khai lính Anh đến đóng tại Estonia nằm trong khuôn khổ một trong những chiến dịch điều quân lớn nhất của NATO đến Đông Âu trong nhiều thập kỷ qua, theo tin tức trên báo TTXVN.

Nhóm 125 binh sĩ đầu tiên có nhiệm vụ thành lập sở chỉ huy Anh tại Estonia đã tới căn cứ không quân Amari (Estonia) ngày 17/3. Số còn lại sẽ đến Estonia vào tháng 4. Bộ Quốc phòng Anh cho biết quân đội nước này sẽ cùng với các lực lượng Pháp và Đan Mạch hợp thành một lực lượng phòng vệ, có khả năng chiến đấu để bảo vệ đồng minh Estonia và ngăn chặn bất cứ hành vi thù địch nào nhằm chống lại liên minh.

Ảnh minh họa.

Anh nhận vai trò lãnh đạo nhóm quân sự NATO tại Estonia, trong khi các nước thành viên khác của liên minh sẽ triển khai quân đến Latvia, Lithuania và Ba Lan như là một phần trong kế hoạch tăng cường sự hiện diện của NATO tại Đông Âu.

Anh cũng điều khoảng 300 xe cơ giới quân sự đến Estonia, trong đó có xe tăng trang bị hệ thống phòng vệ tốt nhất thế giới Challenger 2, xe tăng chiến đấu chủ lực Warrior và pháo tự hành AS90.

Trong diễn biến khác, trả lời phỏng vấn kênh chuyền hình NRK TV của Na Uy, Đại sứ Ramishvili nói rằng, Na Uy cần hiểu những bước đi có thể của nước này để gia nhập lưới phòng thủ tên lửa Châu Âu của NATO sẽ khiến Nga không thể không đáp trả, theo tin tức trên báo Lao Động.

"Trong trường hợp này chúng ta sẽ phải có những quyết định kỹ thuật cấp quân sự cần thiết để trung gian hóa những tác động của việc tạo ra một yếu tố phòng thủ tên lửa. Một cách tự nhiên, điều này sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ ở ở Na Uy, và nước này sẽ tuyên bố rằng Nga đặt ra mối đe dọa quân sự với Na Uy" - Đại sứ Nga nói.

"Na Uy phải hiểu rằng sau khi trở thành một tiền đồn của NATO, họ sẽ phải đối đầu với Nga và sức mạnh quân sự của Nga". Ông Ramishvili cũng nói rằng việc này "sẽ trở thành yếu tố mới được đưa vào việc lập kế hoạch chiến lược của Nga như một vấn đề mới ở vùng Bắc Cực. Vì vậy, sẽ không có một Bắc cực yên bình nữa".

 

Bình luận với TASS, ông Ramishvili nói rằng Nga phải bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này một cách công khai, bởi phía Na Uy không sẵn sàng giao tiếp về vấn đề này.

"Chúng tôi phải nói công khai điều này do thiếu tiến trình đàm phán và phía Na Uy lưỡng lự khi thảo luận những quan ngại của họ với láng giềng. Vì lý do đó, đại sứ quán cố thu hút sự chú ý của công chúng và các chính trị gia về vấn đề nhằm ngăn chặn chạy đua vũ trang lan tới vùng Bắc cực".

Nên đọc
Công Danh (tổng hợp theo báo TTXVN, Lao Động)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo