Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán S-300 cho Iran và phản ứng của Mỹ
Trong một cuộc điện đàm vào sáng sớm ngày 13/4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ trực tiếp với người đồng cấp Nga, ông Sergei Lavrov, về thái độ quan ngại của Washington liên quan tới việc Matx-cơ-va dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống tên lửa S-300 cho Tehran.
Động thái trên diễn ra chỉ ít ngày sau khi các cường quốc thế giới - bao gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ - đã đạt được một thỏa thuận khung về việc cắt giảm mạnh chương trình hạt nhân của Iran. Lâu nay, chương trình hạt nhân của Tehran bị tình nghi là vỏ bọc cho một chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân. Hạn chót để Iran và nhóm P5+1 đạt được thỏa thuận toàn diện cuối cùng về vấn đề hạt nhân gây tranh cãi là ngày 30/6.
Quyền phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết: "Chúng tôi không tin tưởng rằng, tại thời điểm này, động thái của Nga mang tính xây dựng".
Quân đội Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về bước đi của Matx-cơ-va. "Lâu nay chúng tôi vẫn công khai phản đối những thỏa thuận này. Chúng tôi cho rằng, điều này không có lợi. Theo quan điểm của chúng tôi, với việc Iran thực hiện những hành động gây bất ổn cho khu vực, chẳng hạn như tại Yemen, Syria hay Li-băng, đây là thời điểm không thích hợp để bán những hệ thống tên lửa này cho họ", phát ngôn viên Lầu Năm góc Steve Warren phát biểu với báo giới.
Tuy nhiên, bà thừa nhận rằng, chính quyền Mỹ không tin rằng, bất cứ thương vụ nào giữa Nga và Iran đều vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, ám chỉ đến chương trình hạt nhân bị tình nghi của Tehran.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nêu rõ, Nga không còn cần tới lệnh cấm vận này nữa, theo đó sẽ bắt đầu chuyển cho Iran những hệ thống S300 đã quá hạn chuyển giao. Động thái này của Nga diễn ra trong bối cảnh Iran và các cường quốc P5+1 trong đó có Nga đạt được thỏa thuận sơ bộ về vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Iran.
Ngoại trưởng Lavrov nói: “Chúng tôi tin rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này là cần thiết. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, tổ hợp tên lửa phòng không S300 hoàn toàn mang chức năng phòng vệ, không được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công và sẽ không đe dọa an ninh của bất cứ nước nào trong khu vực, kể cả Israel. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại các khu vực gần Iran, thì việc có được hệ thống phòng thủ hiện đại là rất quan trọng, nhất là khi tình hình tại Yemen ngày càng đáng lo ngại”.
Theo nhận định của AFP, mặc dù không phải là hệ thống tên lửa tối tân nhất của Nga, nhưng S-300 sẽ nâng cao khả năng phòng thủ của Iran trước bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này.
Cả Mỹ và Israel đều không loại trừ khả năng tiến hành các cuộc không kích nếu Tehran theo đuổi chương trình mà các cường quốc phương Tây lo ngại là nỗ lực để phát triển bom hạt nhân.
Được biết, Matx-cơ-va trì hoãn bàn giao các tên lửa đất-đối-không S-300 cho Tehran vào năm 2010 sau khi Liên hợp quốc áp đặt các lệnh trừng nhằm vào quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc