Nga rơi vào thế khó vì Qatar?
Tác giả Henry Meyer trong bài báo đăng trên Bloomberg khẳng định rằng cuộc khủng hoảng sâu sắc kích động bởi những nỗ lực của Saudi Arabia để cô lập Qatar cũng đã đẩy Nga vào tình thế khó khăn.
Trong khi kiên quyết yêu cầu tiến hành đàm phán để giải quyết xung đột, Nga cố gắng cân bằng giữa hai bên: Matxcơva có liên hệ chặt chẽ với Qatar đồng thời hợp tác với Saudi Arabia cũng như Iran.
"Trong khu vực vốn đã đầy rẫy những tình huống xung đột khác nhau, bất cứ sự bùng phát nào cũng đều gây quan ngại. Chúng tôi cho rằng điều quan trọng là giải quyết bất kỳ sự khác biệt tại bàn đàm phán để tháo gỡ lo ngại và thống nhất nỗ lực trong cuộc đấu tranh chống lại mối đe dọa chính trong khu vực là chủ nghĩa khủng bố", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố.
Thể hiện sự thận trọng và cố gắng của Liên bang Nga không vượt ranh giới mong manh, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 6/6 đã tiến hành cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Qatar là Sheikh Tamim Bin Hamad Al Thani và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vàngười đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif cùn đã điện đàm về cuộc khủng hoảng và kêu gọi tất cả các bên tìm kiếm "giải pháp cùng chấp nhận được vì lợi ích duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực vùng Vịnh", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Theo nguồn tin, quan hệ song phương và tình hình trong khu vực sẽ là nội dung cuộc thảo luận của đại diện Nga và Ngoại trưởng Qatar Muhamad ben Abdurahman Al Tani trong chuyến thăm của ông tới Matxcơva vào cuối tuần. Liệu Liên bang Nga có đảm nhận được vai trò một trung gian hòa giải trong cuộc tranh cãi gay cấn này?
"Hoạt động tích cực của các ông Putin và Lavrov cho thấy Matxcơva quan tâm đến việc giải quyết tình hình xung quanh Qatar "bằng con đường chính trị và ngoại giao", ông Yuri Ushakov - Phụ tá của Tổng thống Nga về các vấn đề chính sách đối ngoại tuyên bố.
"Việc Trump ủng hộ lệnh cấm vận chống Qatar theo sáng kiến của Saudi Arabia và thái độ thù địch với Iran cũng là nguy cơ cho Liên bang Nga", ông Sergei Karaganov, một cựu cố vấn chính sách đối ngoại của Điện Kremlin nhận xét.
"Hoạt động với tư cách trung gian có thể nhận được lợi ích, nhưng độ rủi ro rất cao. Tình hình cực kỳ khó lường. Mỹ không thể là một đối tác tin cậy, bởi họ không giữ lập trường trung lập khách quan", ông Karaganov nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo