Nga thông cầu Crimea: Ukraine muốn làm to chuyện
Kênh truyền hình NewsOne dẫn lời lời ông Andrei Nikolaenko, lãnh đạo đảng Cơ sở Ukraine cho hay, có lẽ động thái đúng đắn và khả thi duy nhất của Kiev lúc này là khởi kiện lên Tòa án Trọng tài quốc tế.
Theo chính khách Ukraine, đơn khởi kiện này dễ dàng được lập luận, và dễ được xác nhận bởi các tuyên bố quốc tế".
Ông cũng lưu ý rằng, cây cầu Crimea ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Ukraine.
"Việc xây dựng cầu Crimea gây hạn chế hoạt động vận tải đường biển cho tàu bè. Những con tàu tới vùng biển Azov có thể bị khó khăn do quy định chiều cao khi đi qua cầu, do vậy gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới nền kinh tế", ông Nikolaenko phàn nàn.
Phản ứng của lãnh đạo đảng Cơ sở Ukraine đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 15/5 đã chính thức khai trương tuyến đường ô tô trên cây cầu bắc qua eo biển Kerch.
Ông chủ Điện Kremlin ngồi sau tay lái chiếc Kamaz vượt qua chặng đường từ Krasnodar tới Kerch trong vòng hơn 15 phút đồng hồ.
Việc Nga thông cây cầu Crimea cũng đã vấp phải sự phản ứng của Anh. Bộ trưởng phụ trách vấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao Anh, Alan Duncan, đã lên án việc Nga thông cây cầu nối đất liền Nga với Crimea - bán đảo đã tách khỏi Ukraine và gia nhập vào Nga trong năm 2014.
"Bộ trưởng về vấn đề châu Âu, Sir Alan Duncan, lên án việc thông cây cầu từ Nga đến Crimea và nhấn mạnh mối lo ngại của Anh về tình hình nhân quyền ở bán đảo", tuyên bố Bộ Ngoại giao Anh cho biết.
Hoạt động lưu thông ô tô trên cầu Crimea được bắt đầu vào ngày 16/5. Trước đó 1 ngày, phần đường bộ của cầu Crimea đã được long trọng khánh thành.
Với chiều dài 19km, cầu bắc qua eo biển Kerch kết nối Crimea và khu vực Krasnodar sẽ là chiếc cầu dài nhất ở nước Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo