Thị trường

Ngân hàng "bỏ cá lớn, bắt cá nhỏ"

Tăng trưởng tín dụng chậm và cho vay doanh nghiệp khó khăn đã khiến nhiều ngân hàng thay đổi chiến lược phát triển của mình.

Đẩy mạnh thu hút khách hàng lẻ hiện đang được coi là một xu hướng mới của các ngân hàng. Tuy nhiên, liệu việc đổ xô ra “chợ” có giúp các ngân hàng “sống khỏe” như kỳ vọng? 

Xu hướng tập trung vào kênh bán lẻ liệu có mang lại nhiều lợi ích như các ngân hàng kỳ vọng, hay cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro dễ "chết"?

Ngân hàng đổ xô ra “chợ”

Trước đây, các ngân hàng (NH) thường tập trung chủ yếu vào bán buôn (ngân hàng đầu tư) và đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp thì thời gian gần đây việc đẩy mạnh kênh bán lẻ thông qua việc cho vay tiêu dùng và phát triển dịch vụ đang là hoạt động được quan tâm hàng đầu, mang lại những đóng góp rất lớn vào lợi nhuận của nhiều ngân hàng.

Theo thống kê, hiện nay, thị trường bán lẻ đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của hơn 100 tổ chức tín dụng, đặc biệt là của 48 ngân hàng thương mại và 53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, như vậy có thể thấy, ở thời điểm hiện tại, bán lẻ đang là một hướng đi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía các NH. Không khó để có thể nhận thấy những lợi ích tích cực của kênh bán lẻ mang lạị. Cụ thể, dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) đã trực tiếp làm biến tổi từ nền kinh tế tiền mặt sang nền kinh tế không dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội của việc thanh toán và lưu thông tiền mặt.

Đối với các NH, kênh bán lẻ góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Đối với khách hàng, dịch vụ NHBL đã mang đến cho khách hàng sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình thanh toán, sử dụng nguồn thu nhập của mình.

Rất nhiều rủi ro

Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho vay tiêu dùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho cả bên cho vay và người đi vay vốn”.

Cụ thể, mặc dù các NH đang ra sức đưa ra những ưu đãi để thu hút khách hàng, mở rộng nguồn khách hàng, nhưng thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng vẫn là một hoạt động rất khó, bởi nhu cầu của khách hàng chưa cao. Mặc dù nhiều NH đã giảm lãi suất rất lớn, tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn chưa thấy “mặn mà”, vẫn mang tâm lý chờ đợi lãi suất và giá nhà giảm thêm.

Không chỉ có vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và bán lẻ nói chung cũng tiềm ẩn rất nhiều gặp rủi ro do khách hàng vay trải rộng và nợ xấu có nguy cơ tăng cao. Việc đẩy mạnh các dịch vụ bán lẻ như cho vay qua thẻ, sản phẩm phái sinh dễ dẫn đến tình trạng mất vốn, phái sinh chịu rủi ro tỷ giá…Còn đối với các NH, việc hạ lãi suất ở hầu hết các gói ưu đãi khiến cho lãi suất cho vay ở mức thấp, không thể bằng mức cho vay doanh nghiệp.

Bên cạnh đó,việc các NH hối hả chạy đua bán lẻ cũng khiến cho thị trường nhân sự của nhóm ngành tài chính ngân hàng có sự biến động và xáo trộn rất lớn. Đi kèm với việc hàng loạt các nhân sự bị sa thải, thay thế là việc rất nhiều ngân hàng liên tiếp tuyển dụng để có sự thay thế, bù đắp. Theo khảo sát của Công ty Towers Watson, tỷ lệ nghỉ việc của ngành ngân hàng năm 2013 khoảng 15%.

Bà Nguyễn Thị An Bình, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) khẳng định, đúng là mảng ngân hàng bán lẻ, cho vay tiêu dùng đem lại lợi nhuận cao, song từ trước đến nay, MB không chủ trương “đua” cho vay tiêu dùng. Bởi dù lợi nhuận cao, song phát triển ngân hàng bán lẻ, cho vay tiêu dùng đồng nghĩa với việc cực kỳ tốn nhân lực, chi phí lớn và nguy cơ nợ xấu cao. 

Theo Thời báo Đông Nam Á
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo