Quốc tế

Ngân hàng thế giới đưa ra lời cảnh báo với các nước mới nổi

Ngân hàng Thế giới đưa ra lời cảnh báo trong bản dự báo kinh tế mới nhất vào thứ 4 vừa qua, các nước đang phát triển cần lên kế hoạch đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tương đương với giai đoạn 2008-2009 nếu cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục leo thang.

Dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm hơn đáng kể trong năm 2012 so với dự kiến vào mùa hè năm ngoái ngay cả khi khu vực châu Âu đang quay cuồng đối phó với cuộc khủng hoảng nợ, các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho hay, nếu thị trường tài chính từ chối tài trợ cho các nền kinh tế khu vực châu Âu, thì tăng trưởng toàn cầu sẽ thấp hơn 4 điểm phần trăm so với con số ghi được ở một số nền nền kinh tế kém phát triển.

Andrew Burns, trưởng ban kinh tế vĩ mô của Ngân hàng, trả lời các phóng viên ở London: "Các nước đang phát triển nên hướng về một tương lai xán lạn và chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra."

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập kế hoạch dự phòng, ông nói: "cuộc khủng hoảng sẽ còn tiếp diễn, và không loại trừ một nền kinh tế nào. Ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng có thể giảm tương đương hoặc mạnh hơn so với giai đoạn 2008-2009." Ngân hàng Thế giới cảnh báo, nền kinh tế thế giới sẽ khó khăn hơn rất nhiều để thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng kinh tế mới, bởi vì các nước giàu có ít công cụ tài chính hay tiền tệ để ngăn chặn vòng luẩn quẩn còn ở các nước nghèo hơn, "nguồn vốn ít hơn nhiều, cơ hội thương mại kém sôi động hơn và hỗ trợ tài chính cho hoạt động cả tư nhân và công chúng thấp hơn so với năm 2009."

Ngân hàng Thế giới từ chối dự đoán khả năng một “kịch bản” như vậy sẽ xảy ra và cho hay, các nước đang phát triển khó có thể làm gì để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này, nhưng lại yêu cầu các nước này tự đánh giá khả năng đối phó với cuộc khủng hoảng của đồng Euro.

Mặc dù chưa thực sự rơi vào cuộc khủng hoảng mới, song dự báo kinh tế do Ngân hàng Thế giới đưa ra thấp hơn đáng kể so với tháng 6 năm 2011, cho thấy nguy cơ sụt giảm dự đoán vào mùa hè năm ngoái đã trở thành hiện thực. Sử dụng tỷ giá hối đoái thị trường, nền kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng thêm 2,5% trong năm 2012 và 3,1% vào năm 2013 so với con số dự báo 3,6% cho cả năm cách đây sáu tháng.

Có khả năng, nền kinh tế khu vực châu Âu sẽ thu nhỏ lại vào năm 2012 trong khi các nền kinh tế phát triển khác chỉ tăng khoảng 2,1%. Sự sụt giảm này cho thấy sự bấp bênh cao hơn so với các nền kinh tế phát triển, lần lượt kìm hãm sự phát triển thương mại quốc tế và hạn chế nhu cầu từ các nền kinh tế yếu hơn.

Ông Burns cho biết,"Sự vận động của nền kinh tế toàn cầu – cũng như ở các nước đang phát triển - chậm hơn do khu vực kinh tế mạnh nhất thế giới - Liên minh châu Âu - đang trong tình trạng suy thoái  và có thể xâu xé lẫn nhau."

Ông nói thêm, nếu cái vòng luẩn quẩn này vẫn tiếp tục phát triển, các nước đang phát triển sẽ rất có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng châu Âu. Nhiều nước sẽ bị ảnh hưởng do giá dầu và giá cả hàng hóa đồng loạt giảm, kiều hối từ các nước giàu có thể giảm hơn 5% theo mức thu nhập ở tại các nước này, hệ thống ngân hàng ở những nước nghèo cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính do đa số ở các nước đang phát triển, số nợ vay ngắn hạn giảm đáng kể vào năm 2012 và khủng hoảng niềm tin cũng sẽ tác động tiêu cực như nhau đến chi tiêu ở các nước giàu và nghèo.

ông Burns cho biết, Trung Quốc là cường quốc duy nhất có khả năng và sẽ thực hiện các chính sách đối phó với cuộc suy thoái toàn cầu mới, nhưng vẫn yếu hơn năm 2008 vì kích thích cho vay ngân hàng đã khiến khu vực bất động sản nhà đất quá nóng trong khi các phương pháp kích cầu lại chậm và kém hiệu quả hơn.

Yến Anh (Theo Finance Times)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo