Ngành mía đường Việt Nam: Gian truân hội nhập
Ông Nguyên Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam cho rằng, hơn một thập niên qua, ngành mía đường Việt Nam vẫn đang giải quyết 3 bài toán khó, đó là:
Xây dựng và phát triển được vùng mía nguyên liệu ổn định, đảm bảo cho các nhà máy đủ nguyên liệu để sản xuất, qua việc liên kết, ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm giữa nhà máy và người trồng mía nhằm đảm bảo đạt lợi nhuận cao trên mỗi diện tích đất nông nghiệp và ổn định thì người trồng mía sẽ tích cực tham gia.
Tiếp đến là các doanh nghiệp trong ngành phải đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị, giảm tổn thất ở các khâu ép, lọc bùn, chế luyện…, nhằm nâng cao hiệu suất tổng thu hồi, giảm tỉ lệ tiêu hao để tăng sức cạnh tranh của ngành Mía đường.
Và cuối cùng là tăng năng suất, chất lượng mía nguyên liệu qua việc liên kết với Viện – trường để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra các loại giống mía cao sản, kỹ thuật thâm canh để cho ra năng suất chất lượng mía cao, năng suất bình quân đạt 70 tấn/ha, chất lượng mía bình quân đạt 10 ccs.
Cần cơ chế phù hợp
Đây được coi là cơ sở để các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề này, theo ông Long, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu như giao thông, thủy lợi… nhằm cải thiện năng suất, chất lượng mía, đồng thời phải xây dựng được bộ giống mía riêng của Việt Nam phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng.
Song song đó, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật dành riêng cho cây mía qua cơ chế phù hợp để gắn hai lĩnh vực này lại với nhau tạo thành một chuỗi liên kết ngành hàng: Mía nguyên liệu – Chế biến đường – Chế biến thực phẩm. Bởi ngành mía đường giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nông thôn và hiện nay là một trong những cây chủ lực giúp cho bộ mặt nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khởi sắc.
Về bản thân các doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Thanh Sơn - giám đốc Cty CP mía đường Bến Tre: Các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh để tăng nhanh năng suất và chất lượng mía. Phải xác định các nhà máy chỉ làm động tác gia công để chế biến đường từ nguồn mía nguyên liệu do bà con nông dân sản xuất.
Nếu mía nguyên liệu - đầu vào đạt chất lượng cao thì sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của ngành mía đường. Vấn đề thứ hai là phải hoàn thiện hệ thống thiết bị để giảm tổn thất ở các khâu như bã mía, bùn, mật rĩ để nâng cao hiệu suất tổng thu hồi, giảm tỉ lệ tiêu hao mía xuống dưới 10 mía/ 1đường.
Ngoài ra, cần khai thác triệt để các phế phẩm trong sản xuất đường như lá mía, bã mía được làm các sản phẩm nguyên liệu xuất khẩu chế biến thức ăn cho bò, nguyên liệu làm chất đốt cho các lò sản xuất điện hay sản xuất phân bón…
Đó là quy trình khép kín đồng bộ từ vùng mía nguyên liệu cho đến sản xuất và tận dụng được những chất thải trong sản xuất. Một yếu tố quan trọng nữa là các nhà máy phải nâng công suất hiện hữu lên để tiết giảm các chi phí trong sản xuất thì vấn đề hội nhập của các doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam mới đủ sức để có thể cạnh tranh”.
“Trông người ngẫm đến ta”
Đường nhập lậu của Thái Lan từ các cửa khẩu đổ về hàng năm khoảng 300.000 tấn gây lũng đoạn thị trường nội địa. |
Một mô hình sản xuất kinh doanh mía đường tại Quảng Tây – Trung Quốc cho thấy, việc tổ chức chặt chẽ, liên hoàn theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất nguyên liệu, thu mua, chế biến và thương mại sản phẩm toàn ngành là điều vô cùng quan trọng.
Chuỗi giá trị ngành hàng đó vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng luôn có sự giám sát, tác động tích cực của nhà nước thông qua các công cụ kinh tế và cơ chế chính sách cụ thể để duy trì ổn định và phát triển ngành mía.
Công tác quản lý nhập khẩu đường cũng khá chặt chẽ thông qua chính sách thuế và tạm trữ để ngăn chặn đường nhập lậu nên giá đường của Trung Quốc ít chịu tác động của biến động giá đường thế giới, thường ở mức cao hơn các nước xung quanh và tương đối ổn định.
Nhờ vậy, cả người trồng mía và các doanh nghiệp chế biến đường và nhà phân phối đều có lãi. Về chính sách thuế, đối với sản xuất đường thuế VAT là 17%, thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%; thuế nhập khẩu được điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thị trường đường thế giới để bảo hộ sản xuất trong nước.
Còn ở Thái Lan, Chính phủ họ không căn cứ theo giá thành sản xuất và giá bán nội địa mà lại căn cứ theo giá đường thế giới với chính sách giữ giá đường nội địa cao để hỗ trợ cho xuất khẩu (điều này đã thể hiện rõ khi cùng thời điểm khảo sát, giá đường tại các siêu thị, cửa hàng của Thái Lan khá cao khoảng 17.000 đ/kg, trong khi giá đường Việt Nam chỉ vào khoảng 11.000 đ/kg – PV).
Và đó là lý do gần đây nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam khi thấy giá đường trong nước cao luôn thúc giục nhà nước cho nhập khẩu đường từ Thái Lan do hưởng được thuế suất 5% theo AFTA, trong khi ngành mía đường nội địa đang phải gồng mình do hàng làm ra không tiêu thụ được, lượng hàng tồn kho rất lớn và còn phải chịu lãi suất “khùng” trên 20% do đường nhập lậu của Thái Lan từ các cửa khẩu đổ về hàng năm khoảng 300.000 tấn gây lũng đoạn thị trường nội địa.
Chưa kể, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thuế suất cao hơn 10% so với các doanh nghiệp đường ở nước ngoài nên mất khả năng cạnh tranh.
Theo DĐDN
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động