Ngành thủy sản lo vỡ nợ: Bên bờ phá sản
Cạn vốn, thiếu nguyên liệu
Số doanh nghiệp thủy sản đang hoạt động cầm chừng ở Cà Mau có thể kể đến Xí nghiệp Kinh doanh và Chế biến thủy sản xuất khẩu Ngọc Sinh (huyện U Minh), Công ty cổ phần Thực phẩm Đại Dương, Công ty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu Việt Hải, Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Minh Châu, Công ty Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Đại Dương Xanh Toàn Cầu… (cùng ở khu công nghiệp Hòa Trung, huyện Cái Nước).
Chờ Chính phủ can thiệp Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết từ năm 2011, nhiều doanh nghiệp thủy sản bắt đầu tụt dốc. Tình hình nợ nần bộc phát vào đầu năm nay vì thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, lãi suất ngân hàng cao… khiến doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Đã có doanh nghiệp thủy sản không trụ được phải phá sản hoặc sáp nhập, bán cho người khác. Theo ông Hải, việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn ngay thời điểm này đã quá tầm của VASEP mà cần phải có sự can thiệp từ Chính phủ, trong đó điểm mấu chốt là tạo điều kiện cho người nuôi và doanh nghiệp tiếp cận dễ với nguồn vốn nhưng lãi suất phải thấp, ổn định. |
Tại Công ty Việt Hải và Công ty Minh Châu, hiện có đến 2/3 số công nhân tạm thời phải tìm việc khác. Còn bảng lương của công nhân Công ty cổ phần Thực phẩm Đại Dương cho thấy thu nhập của công nhân nơi đây đã sụt giảm nhiều.
Cụ thể, tháng 1/2012, thu nhập của công nhân có năng suất cao trong bộ phận IQF chỉ đạt 1,3 triệu đồng, công nhân có mức năng suất trung bình chỉ được từ 1 - 1,2 triệu đồng/người.
Mới đây, hàng trăm công nhân của Công ty TNHH Kinh doanh - Chế biến thủy sản - Xuất nhập khẩu Quốc Việt ở phường 6, TP Cà Mau đã đình công vì chỉ được trả lương bằng 50% của tháng trước.
Ông Châu Thành Tôn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cà Mau, cho biết trong các tháng đầu năm 2012, đơn vị phải liên tục cử cán bộ đến các công ty thủy sản tham gia giải quyết tranh chấp lao động. Theo trình bày của những công ty này, nguyên nhân sản xuất sa sút là do cạn vốn lưu động, nguồn nguyên liệu thiếu hụt.
40.000 công nhân gặp khó khăn
Ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Đại Dương, thừa nhận doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về tài chính do trong một thời gian dài trả lãi suất ngân hàng quá cao, nguồn nguyên liệu không ổn định. Ngoài ra, theo ông Thành, các ngân hàng đang dè dặt trong quan hệ tín dụng với công ty vào giai đoạn hậu Bianfishco.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), hiện tỉnh này có 34 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu, trong đó chỉ có khoảng 40% nhà máy ăn nên làm ra, còn lại gặp khó khăn và khoảng 30% có nguy cơ phá sản.
Hơn 40.000 công nhân đang khốn khó. Còn tại Bạc Liêu, đầu tháng 3 vừa qua đã xảy ra vụ ngân hàng siết nợ tại Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Minh Hiếu ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai, dẫn đến xô xát, phải nhờ công an can thiệp.
Nguyên nhân là do Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Minh Hiếu được Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Chi nhánh Cà Mau cho vay 20 tỉ đồng với điều kiện trong kho công ty lúc nào cũng phải có lượng hàng đối ứng trị giá 30 tỉ đồng.
Tuy nhiên, sau vụ lùm xùm của Bianfishco, các ngân hàng bắt đầu cảnh giác và kiểm tra, phát hiện tại Công ty Minh Hiếu chỉ còn bảy, tám tấn tôm gia công trong kho nên tiến hành niêm phong. Đến ngày 6/3, người của ngân hàng đến đưa hàng đi gửi nơi khác thì xảy ra xô xát.
Bà Lê Thị Hạt, Giám đốc Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Minh Hiếu, cho biết do lãi suất ngân hàng quá cao, đối tác nhập khẩu ở nước ngoài khắt khe nên có nhiều lô tôm nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép bị trả về khiến công ty càng lún sâu vào nợ nần, mất khả năng chi trả. Hiện công ty đã ngưng hoạt động, khoảng 500 công nhân chuyển qua công ty khác làm việc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực điện hạt nhân
Bitcoin có thể chạm đỉnh mới đầu năm 2025 nhờ những chính sách thân thiện với tiền số của ông Trump
Cơ hội hợp tác năng lượng cho doanh nghiệp ASEAN
Giá heo hơi ngày 13/1/2025: Miền Bắc và miền Trung tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng ngày 13/1/2025: Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
Giá nông sản ngày 13/1/2025: Cà phê ổn định, hồ tiêu trở lại mốc 147.000 đồng