Ngày càng nhiều nước châu Âu "vững tinh thần" chống Nga
Theo đó, Nga nếu không là mối đe dọa thứ nhất cũng là thứ hai, sau chủ nghĩa khủng bố và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ông Martin Koller, chuyên viên phân tích quân sự CH Séc lý giải:
"Trong suốt thời gian dài các nhà tư tưởng EU cố sức dùng hỗ trợ của phương tiện truyền thông để tạo ra hình dung rằng Nga không phải là một quốc gia châu Âu. Về mặt lý thuyết, việc mở ra chiến dịch như vậy chống Nga cần có tác dụng đánh lạc hướng chú ý của công dân châu Âu khỏi thảm họa kinh tế cận kề, nhưng hoàn toàn có thể leo thang thành xung đột hạt nhân. So với NATO thì Nga trông có vẻ yếu hơn. Nếu lấy thí dụ ngân sách quân sự cho quân đội Mỹ, đã là cao hơn Nga gần 9 lần. Về cơ số quân sự và lượng trang bị quân sự thì NATO vượt Nga khoảng 3 lần, còn Hải quân Mỹ lớn hơn 22 lần so với Nga.
Tuy nhiên, nảy sinh câu hỏi là tại sao trong tuyên truyền phương Tây thì NATO và EU lại yếu hơn và nước Nga đang đe dọa an ninh châu Âu và thế giới. Kể từ năm 1990, Nga không tấn công nước khác. Trái lại Nga đã rút hiện diện quân sự ở một số nước châu Âu, bán cho Mỹ những mẫu vũ khí mới nhất cũng như hàng trăm tấn plutonium là vật liệu sử dụng cho mục đích quân sự. Sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết làm giảm chu vi phòng thủ và dẫn đến tái tổ chức quân đội lớn nhất trong số tất cả các nước châu Âu.
Việc Crimea sáp nhập vào Nga đã khôi phục công lý lịch sử dành cho các cư dân nhiều năm chống đối quyết định của Khrutshev. Ngay cả các quan sát viên quốc tế cũng không nghi ngờ gì rằng đại đa số cư dân Crimea trong cuộc trưng cầu dân ý với đầy đủ tính hợp pháp đã bỏ phiếu để nhập vào thành phần Nga. Cuộc trở về của vùng lãnh thổ này diễn ra theo đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc, đảm bảo quyền tự quyết của người dân.
Hiện nay Nga có mặt ở Syria để tham gia đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố — mối đe dọa đối với toàn bộ châu Âu. Bất kể thực tế rằng trong thời gian gần đây ở Tây Âu xảy ra những cuộc tấn công khủng bố, các thành viên tham gia Hội nghị An ninh châu Âu ở Prague (DESCOP) và những tư tưởng gia của Liên minh châu Âu cùng NATO vẫn nói rằng Nga là mối đe dọa chính. Đây là kiểu tư tưởng ngoan cố ngu xuẩn, mang tính chất đê hèn và chủ nghĩa toàn trị, hoặc chí ít cũng là thái độ vô trách nhiệm trước các công dân châu Âu, trước quốc gia và dân tộc của chính họ."
End of content
Không có tin nào tiếp theo