Tin tức - Sự kiện

Ngày mai, Chính phủ họp về tái cơ cấu Vinalines

Ngày 20/2, Chính phủ sẽ có phiên họp đặc biệt để thảo luận về kế hoạch tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

 

Cuộc họp này sẽ do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì và được tiến hành sau khi Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinalines hồi đầu tháng này.

Cuộc họp này sẽ do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì và được tiến hành sau Theo đề án đã được phê duyệt, Vinalines sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, trở thành doanh nghiệp nhà nước nòng cốt trong 3 lĩnh vực này.Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinalines hồi đầu tháng này.

Cụ thể, về lĩnh vực cảng biển, sẽ tập trung khai thác các cảng hiện có, trong đó ưu tiên đầu tư đồng bộ để khai thác có hiệu quả cụm cảng phía Bắc tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và cụm cảng phía Nam khu vực Cái Mép - Thị Vải và khu vực Tp.HCM; rà soát cắt giảm chi phí, đảm bảo khai thác cảng biển có hiệu quả; không tiếp tục triển khai thực hiện Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong để kêu gọi các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Đối với lĩnh vực vận tải biển, sẽ cơ cấu lại đội tàu phù hợp với nhu cầu của thị trường; có phương án bán những tàu cũ khai thác không hiệu quả để giảm lỗ; chú trọng khai thác thị trường vận tải biển trong nước; nâng thị phần vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường biển của nước ta lên 25% - 30%.

Trong khi đó, trong lĩnh vực dịch vụ, sẽ phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, đặc biệt là dịch vụ logistics, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài; hình thành một số cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa và các loại hình dịch vụ hàng hải tiên tiến khác ở các khu vực đầu mối vận tải, đồng thời chuyển đổi các công ty công nghiệp tàu thủy thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ hàng hải và tiến hành cổ phần hóa khi đủ điều kiện.

Đáng chú ý, đề án đặt ra nhiệm vụ cho Vinalines phải thoái vốn góp của Tổng công ty đã đầu tư tại 37 doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2015; sáp nhập Công ty Thương mại xăng dầu đường biển và Công ty Kinh doanh xăng dầu Vianlines phía Bắc, thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty không nắm giữ cổ phần...

Với các nội dung công việc khá “đồ sộ” như vậy, trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinalines đang gặp nhiều khó khăn, thua lỗ kéo dài, rõ ràng việc tái cơ cấu doanh nghiệp này còn là một chặng đường dài ngay cả khi đã có… đề án tái cơ cấu!

Mới đây, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013, Vinalines đã cho biết, tổng doanh thu toàn Tổng công ty năm 2013 dự kiến đạt 20.000 tỷ đồng, bằng 94% thực hiện năm 2012.

Đối với lợi nhuận, mặc dù Vinalines không công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2013. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Vinalines, trong năm 2012 doanh nghiệp này lỗ 2.439 tỷ đồng, riêng năm 2013 dự kiến tiếp tục lỗ khoảng 2.100 tỷ đồng.




Nhật Minh (Theo Vneconomy)

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo