Xã hội

Nghề bế heo thuê gần nửa thế kỷ

Khoảng 20 phụ nữ nghèo gắn chặt cuộc đời tại chợ Bà Rén (Quảng Nam) hàng chục năm qua làm nghề bế heo thuê từ nơi bán ra xe. Mỗi chuyến họ được trả từ 500 - 2.000 đồng/con.
Chợ Bà Rén tại xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) nổi tiếng về cung cấp heo giống lớn nhất Việt Nam đã ngót nghét 50 năm qua. Nhiều phụ nữ có hoàn cảnh gia đình nghèo khó, bất hạnh gắn chặt đời mình với ngôi chợ này và mưu sinh bằng nghề bế heo thuê (Người Quảng Nam gọi đây là nghề bồng heo).
Chợ Bà Rén tại xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) nổi tiếng về cung cấp heo giống lớn nhất Việt Nam đã ngót nghét 50 năm qua. Nhiều phụ nữ có hoàn cảnh gia đình nghèo khó, bất hạnh gắn chặt đời mình với ngôi chợ này và mưu sinh bằng nghề bế heo thuê (Người Quảng Nam gọi đây là nghề bồng heo).
Nghề bế heo thuê gần nửa thế kỷ

Dù mưa hay nắng, 4h sáng hàng ngày, họ vẫn phải tập trung về chợ Bà Rén làm công việc bế heo thuê, đến gần 12h trưa nghỉ. Bà Trần Thị Hai - một thương lái cho biết, đó là những phụ nữ nghèo, khoảng 20 người có chồng mất sớm nên phải tự mưu sinh nuôi con. Họ bắt heo trong sọt của người bán bế lên xe tải hoặc cho vào lồng sắt của người mua. Tùy theo trọng lượng của từng con mà được trả công từ 500 đến 2.000 đồng mỗi lần.

Nghề bế heo thuê gần nửa thế kỷ
Có thâm niên hơn 10 năm làm công việc bế heo, chị Bê (ngụ thôn Thạnh Mỹ, xã Quế Xuân) thổ lộ: "Làm nghề này đòi hỏi phải có sức khỏe, chịu khó thì thương lái mới thuê mình. Hồi mới đầu vào nghề, tôi không chịu được mùi hôi thối của phân, nước tiểu heo dính vào quần áo nhưng mãi rồi cũng quen. Cực nhất là những hôm trời mưa, heo ướt trơn nên ôm dễ bị tuột. Nó chạy mất thì phải vay mượn đền tiền cho thương lái", chị Bê cho hay.  
Nghề bế heo thuê gần nửa thế kỷ
Chị Lợi (ngụ thôn Thạnh Mỹ, xã Quế Xuân) bộc bạch, chồng bị tai nạn giao thông qua đời hơn 5 năm qua. Chị đến chợ Bà Rén tập tành học nghề này để nuôi ba con nhỏ. "Trung bình mỗi ngày tôi bồng bế khoảng 40 con heo lớn, nhỏ kiếm tiền công hơn 40.000 đồng, không đủ xoay sở nuôi con ăn học nên cuộc sống gia đình khó khăn nhiều lắm", chị Lợi bày tỏ. 
Nghề bế heo thuê gần nửa thế kỷ
Nhóm phụ nữ bồng heo từ trong chợ ra xe tải đứng ven quốc lộ 1 mất khoảng 400 m. Nhiều năm trước, chợ Bà Rén chủ yếu cung cấp heo giống nuôi lấy thịt, còn giờ đây có thêm nguồn hàng heo sữa. 
Nghề bế heo thuê gần nửa thế kỷ
Theo những phụ nữ hành nghề này, heo giống nuôi lấy thịt nặng khoảng 25 đến 30 kg nên khi bế phải gồng mình hết sức, hai tay ôm thật chặt, bóp nách heo cho chắc, tránh việc chúng vùng vẫy, tuột xuống đất chạy mất. 
Nghề bế heo thuê gần nửa thế kỷ
Cách đo trọng lượng nhanh chóng của người đàn ông này là ôm heo đứng trên bàn cân rồi trừ đi số kg cơ thể mình và biết con vật nặng bao nhiêu ký.
Nghề bế heo thuê gần nửa thế kỷ
Những lồng sắt đầy ắp heo giống tập kết trước cổng chợ Bà Rén chuẩn bị đưa đi tiêu thụ khắp nơi. 
Nghề bế heo thuê gần nửa thế kỷ
Thương lái trả công cho phụ nữ bế heo thuê. Nghề này vừa phải chịu khó, chấp nhận dơ bẩn lại ít tiền công nên đàn ông địa phương ít làm công việc này.
Nghề bế heo thuê gần nửa thế kỷ
Bà Đinh Thị Liên (77 tuổi, ngụ xã Quế Xuân) có thâm niên 20 năm làm công việc bế heo thuê. Nay, tuổi già sức yếu, bà tiếp tục gắn bó với chợ Bà Rén bằng nghề hốt rơm rạ trong các lồng sắt (sau khi thương lái đã mua heo) để đốt thành tro gom vào bao bán kiếm sống qua ngày. 
Theo báo Zing news
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo