Tin tức - Sự kiện

Nghệ thuật múa Ballet: Đường đến vinh quang không chỉ trải hoa hồng

(DNVN)- Với động tác uyển chuyển, điêu luyện của hình thể kết hợp giữa âm nhạc và ánh sáng, nghệ thuật múa Ballet luôn làm đắm say người xem bằng những kỹ thuật tạo hình ấn tượng. Thế nhưng ít ai có thể thấu hiểu, đằng sau những giây phút thăng hoa trên sàn diễn là tất cả sự khổ luyện gian nan.

Theo đuổi con đường múa ballet chuyên nghiệp, Vũ Vũ Anh sinh năm 2000, học viên hệ múa 7 năm trường Cao đẳng múa Việt Nam hiểu hơn ai hết về những khổ luyện bắt buộc phải trải qua đối với một vũ công.

Vũ Vũ Anh - học viên hệ múa 7 năm trường Cao đẳng múa Việt Nam .

Đối với bộ môn nghệ thuật múa Ballet, thì yêu cầu khắt khe nhất chính là sự dẻo dai tối đa của cơ thể để "phiêu" cùng những động tác khó. Sự đàn hồi và độ dẻo vẫn luôn là  thách thức hàng đầu dành cho nam vũ công, so với nữ giới thì trọng lượng cơ thể, cấu trúc xương của nam lớn hơn nên sẽ đòi hỏi chế độ tập luyện kiên trì trong thời gian dài.

Đa số các học viên hệ múa 7 năm trường Cao đẳng múa Việt Nam đến với bộ môn nghệ thuật Ballet từ khi còn rất nhỏ, để trở thành diễn viên chuyên nghiệp đòi hỏi người theo học phải có một thời gian dài học múa với chế độ tập luyện, ăn uống sinh hoạt khoa học.

Bài tập phối hợp với bạn diễn của vũ công Ballet.

Mỗi học viên thường phải trải qua ít nhất 4h-6h tập luyện mỗi ngày.

Những động tác đòi hỏi cao về kỹ thuật.

Yêu cầu về độ dẻo với vũ công nam là phải xoạc ngang và xoạc dọc được trên 190 độ.

Đứng trên mũi chân, một trong những kỹ năng đầu tiên một diễn múa ballet phải thuần thục.

Cơ thể uyển chuyển trong các động tác khó. 

Mũi chân thẳng, cơ thể dãn tối đa đã trở thành thế đứng thông thường của vũ công ballet.

Mỗi động tác để đạt đến độ hoàn mĩ làm mãn nhãn khán giả người vũ công múa ballet đã phải trải qua quá trình tập luyện hết sức gian khổ và hà khắc. một điệu nhảy, một cái xoay vòng, một ánh mắt biểu cảm tuyệt vời trên sân khấu có thể được trả giá bằng hằng trăm giờ trong phòng tập của người vũ công.

 

Hầu hết nam vũ công sẽ gặp các vấn đề về cơ bắp chân cùng cổ chân. 

Bàn chân của người vũ công múa ballet lâu năm thường xuất hiện những vết sẹo, vết chai thậm chí là mang hình thù biến dạng, kì dị.

Trên sân khấu người vũ công múa ballet là những chú chim thiên nga cao quý, mĩ lệ khiến biết bao người phải ngưỡng mộ, tán thưởng nhưng đằng sau cánh gà, những đau khổ, hi sinh thậm chí là máu và nước mắt của họ thì ít ai biết tới.

Khoảng lặng sau những phút giải lao.

 
Áp lực phải tỏa sáng trên sân khấu đôi lúc khiến các nghệ sĩ múa cảm thấy nghẹt thở. Những lúc như vậy, họ lại đắm mình vào thế giới âm nhạc để lấy lại cân bằng. 

Theo đuổi con người nghệ thuật chưa bao giờ là điều dễ dàng. Để đạt đến thành công mỗi người phải trả một cái giá tương xứng. Đối với những vũ công múa ballet nói chung và nam vũ công nói riêng sự trả ấy là sức khỏe,là mồ hôi đổ trên sàn tập, là những tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần.

Nhưng, những đôi chân ấy vẫn uyển chuyển, tinh tế vẽ ra những vũ điệu làm say đắm lòng người. Họ vẫn mãi là những chú thiên nga tỏa sáng, ngẩng cao đầu trước sàn diễn cuộc đời nghệ thuật đầy vinh quang. 

Nên đọc
An Chi
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo