Nghị định cá tra: Thực hiện có lộ trình, phù hợp với điều kiện thị trường
Sáng 22/7 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức thảo luận lấy ý kiến cho nghị định cá tra, mặc dù trước đó đã được thủ tướng chính phủ ký ban hành.
Tại buổi thảo luận, quy định xuất khẩu cá tra phải đăng ký, độ ẩm, quy hoạch vùng nuôi…tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp đưa ra mỗ xẻ, có nhiều ý kiến…
Được chỉ định phát biểu đầu tiên, ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đồng tình với chủ trương ban hành nghị định riêng cho con cá tra.
Theo ông, nghị định ra đời nhằm tổ chức, sắp xếp lại ngành cá tra phát triển ổn định theo chuỗi khép kín từ nuôi trồng, chế biến cho đến xuất khẩu. Con cá tra nhất định phải được kiểm soát chất lượng, xuất khẩu có thương hiệu để các bên tham gia đều gặt hái lợi nhuận.
Tuy nhiên, đi sâu vào mổ xẻ các quy định trong nghị định, ông Minh cho rằng mặc dù đã ký ban hành nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa thỏa đáng, cần phải được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện hiện nay của doanh nghiệp.
Theo dự thảo thông tư mới, đối với chủ trương đăng ký hợp đồng xuất khẩu không như trước, nay doanh nghiệp được đăng ký một năm nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong vấn đề xuất khẩu. Lưu ý, việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu không nhằm mục đích thu lợi phí, ảnh hưởng đến giá thành xuất khẩu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, vấn đề quy định độ ẩm cũng có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Đồng tình với quan điểm dứt khoát chất lượng cá ra từng bước phải được nâng lên, nhưng doanh nghiệp phân tích việc đưa vào nghị định độ ẩm cá tra xuất khẩu 86% độ ẩm hay 83% phải được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ban hành. Bởi độ ẩm cá tra liên quan đến giá bán hàng, nếu không tính toán khoa học sẽ rất khó được thị trường chấp nhận.
Ngoài ra, nhà nước cần quản lý vấn đề tỷ lệ mạ băng cho phù hợp tình hình chung của các nước nhập khẩu. Vì thứ nhất, nếu làm nóng vội, thị trường khó chấp nhận, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu. Thứ hai là vấn đề lao động, mất công ăn việc làm và cuối cùng là vấn đề tài chánh, nếu chuyển đổi nhanh sẽ làm chậm xuất khẩu, hàng tồn, không đạt kế hoạch xuất khẩu.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn, doanh nghiệp cho rằng họ đang đang phải nỗ lực, bằng mọi cố gắng để mở rộng thị trường, tìm hướng xuất khẩu. Ngay cả việc phải đấu tranh để có sự công bằng thì doanh nghiệp cũng đang làm hết sức quyết liệt để tồn tại. Lúc này, doanh nghiệp rất cần có chính sánh hỗ trợ từ phía nhà nước, ngoài ra các thủ tục cần phải gọn nhẹ, tránh gây lãng phí thời gian, tiền bạc.
Theo Trí Thức Trẻ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo