Xã hội

Nghi ngờ ăn trộm, bé trai bị đánh tập thể đến chết

(DNVN) - Vừa qua, một bé trai 13 đã bị một đám đông đến chết chỉ vì những người này nghi ngờ cậu bé đã tham gia một vụ trộm.

Một đoạn clip dài 28 ghi lại cảnh bé trai bị đám đông trói vào cột và đánh đập đến chết vừa xuất hiện trên mạng xã hội đang gây phẫn nộ trong dư luận Bangladesh.

Cậu bé Samiul đau đớn khi bị đám đông đánh đập.
Cậu bé Samiul đau đớn khi bị đám đông đánh đập.

Đoạn clip cho thấy, cậu bé 13 tuổi sợ hãi la hét và tỏ ra rất đau đớn trong lúc bị đánh. Cậu bé đã lặp đi lặp lại câu nói "Xin đừng đánh tôi như vậy nữa, tôi sẽ chết mất.". Tuy nhiên, một đám người hung hãn vẫn liên tục đánh đập cậu bé này.

Khi đánh đập xong, đám người trên còn chửi mắng cậu bé, đến khi bé trai cầu xin được uống nước, những kẻ này đã chế giễu em và bảo rằng "hãy uống mồ hôi của mày ấy". 

Không chỉ vậy, họ còn quay phim lại cảnh đánh đập cậu bé và bàn nhau tung lên mạng "để tất cả mọi người có thể thấy số phận của kẻ trộm".
Báo chí quốc tế đưa tin, vụ việc này xảy ra tại thành phố Sylhet, miền Đông Bắc Bangladesh.

Cậu bé trai bị đánh trong video được xác định là Samiul Alam Rajon. Cậu bé đã bị tổng cộng 64 vết thương trên cơ thể, gồm cả đầu, ngực và đã tử vong do xuất huyết nội vào ngày 8/7 vừa qua.

Hiện, lực lượng cảnh sát đã bắt giữ 2 nghi phạm có liên quan đến vụ việc và hiện đang tìm kiếm 4 người khác. Muhit Alam, một trong số 2 nghi phạm, bị bắt khi đang mang xác Samiul đi bỏ ở một khu vực cô lập trong thành phố.

 

Được biết, gia đình Samiul khá nghèo, cậu bé đã phải nghỉ học và đi bán rau để phụ giúp cha mẹ. Những kẻ tấn công nghi ngờ cậu bé đã tham gia vào một vụ trộm, vì vậy nên họ bắt trói em lại ra tay đánh đập tàn nhẫn.

Phía gia đình nạn nhân đã kịch liệt bác bỏ cáo buộc Samiul đã tham gia trộm cắp. Bà Lubna Aktar, mẹ của Samiul cho biết: "Con tôi không phải là ăn trộm, ai cũng biết như thế. Tôi muốn giành lại công lý cho con mình."

Chính vì việc này, hàng trăm người đã tập trung bên ngoài nhà của Samiul để biểu tình phản đối vấn nạn bạo lực đang phổ biến ở Bangladesh.

Lanh Chanh (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo