Nghị quyết Chính phủ: Kiên quyết thu hồi đất “treo”
Nghị quyết do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) trong thời gian tới. Trong đó nêu rõ: Thời gian qua, ĐTNN đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên thu hút ĐTNN thời gian qua chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng về thu hút ĐTNN, chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng về thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ hỗ trợ…
Trên cơ sở đó, Chính phủ đề ra chủ trương hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh trong khu vực.
Bên cạnh một số giải pháp như tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư, sửa đổi chính sách ưu đãi, hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút ĐTNN vào công nghệ hỗ trợ… Thủ tướng Chính phủ còn đề ra giải pháp hoàn thiện quy định về đất đai nhà ở, cụ thể:
Chính phủ, các Bộ, ngành sẽ nghiên cứu, soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) theo hướng thu hẹp sự phân biệt giữa nhà ĐTNN và đầu tư trong nước trong việc tiếp cận đất đai. Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, tổ chức bồi thường, hỗ trợ tái định cư để tạo quỹ đất “sạch” để chủ động điều tiết thị trường đất đai…
Bên cạnh đẩy mạnh công tác đấu giá, đấu thầu đất đai, giải pháp trong thời gian tới là kiên quyết thu hồi các diện tích mặt đất, mặt nước đã giao cho các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn ĐTNN không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả để đấu giá, đấu thầu hoặc giao cho các nhà đầu tư có tiềm lực tiến hành đầu tư, khai thác sử dụng có hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Chính phủ cũng nghiên cứu, sửa đổi bổ sung một số quy định tại Luật kinh doanh BĐS đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bổ sung quy định về hình thức góp vốn bằng quyền phát triển dự án; xây dựng chế tài xử lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế tình trạng chuyển giá của các dự án trong lĩnh vực kinh doanh BĐS thông qua thuê dịch vụ quản lý, thầu phụ…
Điểm đáng lưu ý khác trong định hướng thu hút ĐTNN là sẽ điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư. Qua đó cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ đúng quy hoạch đối với các dự án khi cấp GCNĐT. Đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về ĐTNN nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài ra việc điều chỉnh sẽ triển khai theo hướng hoàn thiện cơ chế phân cấp việc cấp GCNĐT nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, chịu trách nhiệm của địa phương, đảm bảo sự quản lý thống nhất của địa phương…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ông Trần Chí Cường làm Trưởng Ban chỉ đạo phát triển ngành logistics Đà Nẵng
Doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư vào hạ tầng giao thông tại Long An
Đề xuất giải pháp phát triển cảng biển khu thương mại tự do Đà Nẵng
Hướng nghiệp sớm, hình thành đội ngũ lao động trẻ có tay nghề cao
An Giang bàn giải pháp phát huy giá trị chiến lược của kênh Vĩnh Tế
EVNCPC triển khai chương trình ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’