Nghiên cứu khoa học có ra tiền?
Từ ngày 15/12 tới đây, các trường đại học có tiềm lực mạnh về nhân lực nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng sẽ được đầu tư tài chính.
Hiện nay có một thực trạng là đa phần các giảng viên không mặn mà với việc nghiên cứu, hoặc có thì cũng chỉ làm thờ ơ, đối phó cho xong. Họ thích đi dạy hơn làm nghiên cứu. Đơn giản bởi, nghiên cứu thì không có tiền.
Từ ngày 15/12 tới đây, cơ sở giáo dục đại học có tiềm lực mạnh về nhân lực nghiên cứu, triển khai ứng dụng sẽ được đầu tư. Giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học được thưởng tiền không quá 30 lần mức lương cơ sở chung nếu công bố được 1 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE; được hỗ trợ 50% phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả và được tính tương đương 20 giờ giảng dạy lý thuyết nếu công bố được 1 bài báo trên tạp chí khoa học có thang điểm 1 trong danh mục của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước...
PGS.TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho rằng, một trong những cái khó của giảng viên nghiên cứu khoa học hiện nay là cơ chế cấp phát kinh phí khiến họ chỉ nghiên cứu ảo để đối phó và không có giá trị. Khi đó họ thường chọn đề tài nghiên cứu theo hướng an toàn cho mình, để dễ thực hiện ngay hoặc đã làm rồi thì triển khai thêm cho chắc để được duyệt cấp kinh phí hoặc cấp mà không bị trả lại.
Nếu thực hiện nghiêm túc các đề tài, kinh phí được cấp chỉ đủ để trả cho các chi phí nghiên cứu chứ không phải cho công sức của người thực hiện. So với việc đi dạy thấp nhất ở bậc thạc sĩ, giảng viên có thể có thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Chính điều này làm cho giảng viên không hứng thú với nghiên cứu khoa học bằng đi giảng dạy.
Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, giảng viên phải dành nhiều thời gian để lo chứng từ và giải trình chi tiêu. Quy định chi tiêu của Bộ Tài chính cho nghiên cứu cũng có những mục rất bất hợp lý, chẳng hạn một bài báo cho hội thảo chỉ được trả tối đa 200.000 đồng. Trong khi để có bài báo này, giảng viên phải bỏ ra nhiều tuần để sáng tạo, tìm tòi cái mới. Thế là chỉ nghiên cứu thôi thì "chết đói".
Nghiên cứu không ra tiền nên không ai mặn mà. Đó là lý do mà có trường, cho dù quy định mỗi giảng viên phải có ít nhất 1 bài báo khoa học được đăng tải trong năm thì chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên vẫn cứ "dậm chân". Hy vọng với quyết sách phù hợp, chúng ta sẽ huy động được lực lượng làm khoa học đông đảo trong các trường đại học hiện nay.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cột tin quảng cáo