Ngộ độc vì tích trữ đồ ăn quá nhiều trong tủ lạnh
Các ngày lễ tết, có rất nhiều người nhập viện trong bệnh cảnh viêm dạ dày cấp do ngộ độc thức ăn với biểu hiện đau bụng trên rốn, buồn nôn, nôn ói hoặc bệnh cảnh viêm ruột cấp vì ngộ độc thức ăn.
Biểu hiện dễ nhận thấy là đau bụng vùng rốn và dưới rốn, kèm với đi cầu phân lỏng hay phân đàm nhầy. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị tê chân tay, vọp bẻ do bị mất nước và mất muối qua đường tiêu hóa.
Do đó, ngày tết chúng ta không nên mua và chế biến thức ăn quá nhiều rồi dư thừa, phải bảo quản kéo dài vừa không ngon khi phải dùng lại, vừa tăng nguy cơ ngộ độc vì thực phẩm dễ bị hư và nhiễm khuẩn.
Thức ăn đã để ra ngoài sau 6 giờ nên được đun sôi lại rồi mới sử dụng, vì chỉ cần 6-8 giờ ở môi trường nóng ẩm là trong thức ăn đã có thể có đủ số lượng vi khuẩn với độc tố gây hại cho cơ thể.
Một số người tiêu dùng thành thị cũng chuộng thực phẩm đóng hộp và đồ nguội (như patê, jambon...). Tuy nhiên, ngoài việc dùng đúng hạn trên bao bì và phải bảo quản lạnh (đồ nguội), chúng ta không nên ăn quá nhiều đồ nguội hay thức ăn đóng hộp, vì có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản hoặc bị "ngộ độc thịt hộp" do độc tố của một loài vi khuẩn là Botulinum (gây liệt thần kinh). Vì vậy, sau khi khui hộp, chúng ta nên nấu lại cho sôi vì độc tố Botulinum rất dễ bị hủy bởi nhiệt độ cao.
Minh Thúy ( Theo Kiến thức )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Gia Lai mới: Từ hợp nhất không gian đến hợp lực phát triển
Chỉ định lãnh đạo ngành khoa học - công nghệ 6 tỉnh miền Tây
Tổng thống Donald Trump lên tiếng sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
Đà Nẵng: Lĩnh vực xây dựng tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm
252 bệnh được kê đơn thuốc ngoại trú từ 30 - 90 ngày

Khu vực dịch vụ tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế Đà Nẵng