Quốc tế

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson chỉ "rung cây dọa... Triều Tiên"?

Ngày 17/3, Ngoại trưởng Mỹ dự tính giải pháp quân sự chống Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng chiến lược rất khó thực hiện.

Chuyên gia Bruno Tertrais, phó giám đốc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Mỹ đã nhận định chiến lược giải pháp quân sự chống Triều Tiên khó thực hiện. 

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong khi đến thăm Khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới liên Triều đã tuyên bố một hành động quân sự nhắm vào Bình Nhưỡng là một giải pháp đang được để ngỏ. Ông nói: "Chính sách kiên nhẫn đã chấm dứt. Chúng tôi sẽ nghiên cứu một loạt các biện pháp mới về ngoại giao, an ninh và kinh tếMọi chọn lựa đều trên bàn nghị sự".

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và người đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung-Se trong cuộc họp báo tại Seoul.

Bình Nhưỡng gần đây đã tiến hành một chuỗi hành động khiêu khích. Triều Tiên đã phóng một tên lửa hồi tháng 2 vào lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng bày tỏ thái độ cứng rắn với chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Và một đợt phóng tên lửa khác cũng đã được thực hiện đầu tháng 3 này và 3 trong số tên lửa đó rơi không xa mấy bờ biển Nhật Bản. Liệu các tuyên bố của ngoại trưởng Rex Tillerson có được thực hiện hay không? 

Ông Bruno Tertrais cho rằng đó không phải ý định của Mỹ. Cũng như chính quyền Obama, tân chính quyền Mỹ biết rất rõ là một quyết định như thế sẽ bị Hàn Quốc phản đối, vì Seoul rất khó có thể chống đỡ trước cuộc tấn công của Bình Nhưỡng. Trung Quốc cũng sẽ có thái độ tương tự.

Ngược lại, trong trường hợp mối đe dọa gần kề, nguy cơ một vụ tấn công rất có thể biến thành hiện thực. Đó chính là điều mới đáng lo, nhất là khi Triều Tiên có tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhưng, Ngoại trưởng Rex Tillerson cẩn trọng hơn khi tuyên bố là mọi giải pháp đều trên bàn nghị sự.

Hiện, không riêng gì Mỹ mà cả cộng đồng quốc tế đang bất lực trước tình hình Triều Tiên khi Bình Nhưỡng kiên quyết trang bị tên lửa đạn đạo có hiệu năng cao và vũ khí hạt nhân hoàn chỉnh. Lịch sử cho thấy rất khó buộc một quốc gia ngừng chương trình hạt nhân khi mà chế độ đó có cảm giác sự tồn tại và tính chính đáng của họ bị đe dọa.

 

Dẫu sao quốc tế cũng đã làm chậm lại chương trình hạt nhân bằng cách đàm phán. Và hiện, chỉ có Trung Quốc mới thật sự có thể gây áp lực lên Triều Tiên do sự lệ thuộc kinh tế của Bình Nhưỡng.

Nên đọc
Trung Hiếu (theo Reuters)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo