Ngọt lịm cam sành Hàm Yên
Xã Phù Lưu là một trong những xã có diện tích trồng cam lớn nhất huyện Hàm Yên. Cây cam phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phương lại cho giá trị kinh tế khá cao nên ngày càng được nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp nhiều hộ dân có thêm thu nhập. Do đầu tư chăm sóc tốt nên năng suất, sản lượng cam của xã năm 2013 đạt trên 20.000 tấn.
Năm nay cũng vậy, nhờ thiên nhiên ban tặng cho khí hậu mát mẻ mà Phù Lưu lại có một mùa cam bội thu, diện tích cây cam sành không ngừng tăng lên, với tổng diện tích đạt trên 1.600 ha.
Đường vào Phù Lưu cũng khá thuận tiện cho xe ô tô của thương lái ở khắp các nơi vào tận vườn thu mua. Đầu mùa vụ thu hoạch, cam được các thương lái mua giá 8.000đồng/kg ngay tại vườn, cao hơn so với cùng kỳ của năm 2013 nên người nông dân rất phấn khởi.
Anh Nông Văn Hùng, trưởng thôn Pá Han, xã Phù Lưu cho biết, thôn Pá Han có diện tích đất trồng cam là 72,6 ha, chiếm khoảng 70% diện tích đất trống đồi trọc. Năm nay, số lượng cây cam trong thôn trồng nhiều gấp ba lần năm ngoái, cam được mùa đem lại sản lượng quả cao nên bà con rất phấn khởi. Cây cam đem lại giá trị kinh tế cao, giúp thoát nghèo cho bà con, hộ trồng nhiều cam nhất trong thôn là gia đình anh Đặng Văn Ví, có hơn 2000 gốc cây cam”.
Theo anh Hùng, vụ cam năm nay sâu bệnh thời tiết không ảnh hưởng nhiều, người dân chỉ phun thuốc nấm để giữ cây, chống rụng lá nên 1 ha, khoảng từ 300 – 400 gốc cam, cho thu hoạch 20 tấn cam trở lên. Trừ chi phí tầm 40 triệu đồng, còn lãi hơn 100 triệu đồng. Riêng gia đình anh trồng 1200 cây, trong đó có khoảng 700 cành đang cho thu hoạch.
Theo kinh nghiệm của anh Tuân, để đảm bảo là giống cam sạch bệnh, chất lượng, cây khai thác ghép mắt phải được trồng bằng giống đã chọn lọc từ những cây cam ưu tú tại địa phương, có năng suất cao. Đất Phù Lưu tốt, cây không bị cằn cỗi nên có những cây cam vài chục năm vẫn cho thu hoạch rất sai quả, không vị cằn cỗi.
Tuy nhiên việc làm vườn cũng rất vất vả. Cam được trồng trên khắp các quả đồi nên nhiều gia đình phải dùng cáp treo để thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Vào mùa tháng năm, tháng sáu là thời điểm chăm sóc vất vả nhất vì lúc đó thời tiết nóng bức, nắng cháy cật vẫn phải leo lên đồi phun thuốc cho cây.
Cam được mùa, cho sai quả nhưng người nông dân năm nào cũng lo nơm nớp mỗi khi vào vụ thu hoạch, họ phải tranh thủ hái sớm vì thời tiết mưa, lạnh xuống là cam rụng, thối hết. Bên cạnh đó, việc thu mua cam vẫn diễn ra lẻ tẻ tại các hộ dân, chưa có chợ đầu mối để bà con buôn bán. Có lẽ những người nông dân trồng cam ở Hàm Yến cần bây giờ là những giải pháp trong việc bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch và điểm mua, bán tập kết, phân loại cam.
Cam sành Hàm Yên được vinh danh và lọt vào Top 10 loại trái cây bậc nhất Việt Nam năm 2013. Tuyên Quang đang thực hiện Đề án phát triển vùng sản xuất cam sành giai đoạn 2014-2020 nhằm khẳng định thương hiệu trái cây đặc sản, áp dụng khoa học, kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc, bảo quản cam, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Để giữ vững được thương hiệu,lãnh đạo tỉnh nhà nên giúp bà con đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, tiếp tục nâng cao giá trị cam sành trên thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc