Ngừng sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem từ cuối tháng 5/2018
Trao đổi với PV báo điện tử VTC News, ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) xác nhận thông tin này và cho biết, Việt Nam sẽ ngừng sử dụng vắc xin Quinvaxem tiêm chủng cho trẻ vì nhà sản xuất Berna Biotech không tiếp tục sản xuất loại vắc xin này.
Sau khi ngừng sử dụng Quinvaxem, Việt Nam bắt đầu sử dụng loại vắc xin 5 trong 1 mới ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib cho trẻ em, thay thế cho loại vắc xin quen thuộc của Hàn Quốc.
Cụ thể, Bộ Y tế có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem bằng loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh.
Theo đó, loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 này sẽ được đưa vào sử dụng trên quy mô nhỏ tại 4 tỉnh, sau đó sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc vào cuối quý II năm 2018 (cuối tháng 5/2018).
Đối với lượng vắc xin Quinvaxem còn lại tại Việt Nam, dự kiến sẽ được sử dụng đến hết tháng 5/2018 trên quy mô toàn quốc.
Theo ông Trần Đắc Phu, loại vắc xin thay thế Quinvaxem hiện đang được Bộ Y tế cân nhắc, lựa chọn, nhằm đảm bảo lợi ích của người dân, đồng thời sẽ thí điểm sử dụng loại vắc xin mới trước khi đưa vào áp dụng tiêm chủng rộng rãi.
Vắc xin Quinvaxem được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia trong hơn 7 năm qua, chủ yếu sử dụng tiêm cho trẻ ở tháng tuổi thứ 2, 3, 4.
Loại vắc xin này được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm bởi một lẽ, có một số trẻ em từng gặp phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm.
Trong đó năm 2017, cả nước ghi nhận có 9 trường hợp gặp phản ứng sau tiêm Quinvaxem, 8/9 trường hợp phản ứng sau khi dùng Quinvaxem và OPV, 1 trường hợp chỉ sử dụng Quinvaxem.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất