Bình luận

Người dân Quảng Ngãi lại trồng dưa theo cảm tính

Câu chuyện dưa hấu không được xuất khẩu, thị trường trong nước dư thừa vẫn còn được nhắc tới như bài học cảnh báo người dân trong việc chọn loại nông sản nào để canh tác cho phù hợp với thị trường. Nhưng khi mọi chuyện còn chưa lắng xuống, trên phương tiện truyền thông lan đi hình ảnh Quảng Ngãi tiếp tục ra sức trồng dưa.

 

Chưa nói đến việc định hướng, quy hoạch dài hạn của nhà nước chưa được rõ ràng. Nhưng chính thói quen làm việc “dựa vào ông trời” của người dân khiến họ không thể tự quyết định được tương lai cây trồng của mình.

 

Người dân lại tiếp tục trồng dưa mong cứu lại vụ mùa thất bại vừa rồi. ( Ảnh: internet)

 

Với tâm niệm “thua keo này ta bày keo khác” hàng trăm hộ dân sống tại bãi bồi ven sông Trà Khúc lại rục rịch vào vụ mới, ước tính trên địa bàn hiện nay có ít nhất gần 100ha dưa đang được xuống giống và bắt đầu đâm chồi.

 

Khi được hỏi về lý do tại sao trong thời điểm giá cả dưa đang bấp bênh, nhiều nơi giá dưa xuống tới 500 đồng/kg con số kỷ thấp kỷ lục trong nhiều năm về đây, nguồn thu mua thì hạn hẹp, không ít nơi dưa còn bị bỏ thối, cho trâu bò ăn mà dân mình vẫn tiếp tục vào vụ, một người dân trả lời:” Cứ tới vụ là làm thôi, cũng hy vọng gỡ lại chút ít vụ trước nhưng giá cả thì giống như đánh bạc với trời”.

 

Thêm nữa, trồng dưa chỉ mất hai tháng chăm bẵm, vào vụ là thu hoạch. Dưa chủ yếu trồng ở đây là dưa trắng, quả to, nặng, mẫu mã đẹp. Nếu như trước kia dân quanh năm "bán mặt cho đất bán lưng cho trời" vào mấy sào lúa, rau đậu, công chăm sóc cũng vào 4,5 tháng, giá cả khi bán cũng chỉ được vài đồng thì nay cũng với vài sào ruộng đó, dân đổ xô vào trồng dưa. 

 

Mất từ 1,2 tháng chăm bẵm, nếu được vụ, trúng giá 4.000 – 5.000 đồng/kg thì thu về cũng khoảng 200- 300 triệu đồng, gấp 10 lần so với trồng lúa và các loại hoa màu khác.

 

Dân coi việc trồng dưa giống như “đánh bạc” với trời, chủ yếu là dựa vào hên xui. Nếu thắng thì thắng lớn thu về được cả vốn lẫn lời ,còn thua thì mất trắng.

 

Theo bạn Bích Diệp, một người tiêu dùng phản ánh: “ Không hiểu sao dưa hấu Quảng Ngãi năm nào cũng rớt giá, có phải do dưa ít ngọt, nước nhiều? Tại sao lại phải trồng giống dưa trắng này hoài để rồi than ngắn thở dài. 

 

Tôi ở Quảng Ngãi nhưng đến mùa dưa lại phải tìm dưa Lý Sơn, dưa vỏ xanh để mua? Nông dân cũng phải nghĩ đến người tiêu dùng, họ bỏ tiền ra mua dưa ăn được chứ không phải mua dưa nặng để lợi người trồng thiệt người dùng”.

 

Dưa rẻ là một chuyện, còn chất lượng lại là chuyện khác. Dân ta cứ thấy gì có lợi là đổ xô vào làm mà không tính thiệt hại về sau. Thấy trồng dưa trắng quả to, mẫu mã đẹp, một quả dưa được thu cân nặng ít cũng là 4- 5kg/quả là đua nhau trồng. 

 

Nhưng hình thức lại đối lập hoàn toàn với chất lượng bên trong, dưa thường nhạt và nhiều nước, vỏ dày. Không được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Cũng chính vì thế mà dưa hấu Quảng Ngãi ít có được chỗ đứng trong thị trường tiêu dùng nội địa.

 

Phía lãnh đạo ngành nông nghiệp Quảng Ngãi khẳng định, dưa hấu không phải là giống cây trồng nằm trong cơ cấu phát triển của ngành nông nghiệp của tỉnh hiện nay, lãnh đạo không khuyến khích người dân trồng. 

 

Theo ông Huỳnh Thuận – Chủ tịch UBND xã Tịnh Trà cho hay, phía cơ quan chức năng đã nhiều lần dùng loa  phát thanh tuyên truyền khuyến cáo người dân không nên tiếp tục xuống giống, vì có nguy cơ bị ùn tắc ứ đọng đầu ra như đợt vụ vừa qua. 

 

Thu Uyên ( T/H)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo