Người dân Tây Nguyên điêu đứng vì hồ tiêu mất mùa, mất giá
Gia đình bà Nguyễn Thị Nở (xã Yun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vay ngân hàng 150 triệu đồng đầu tư vào trồng tiêu, năm nay vườn tiêu đã đơm hoa kết trái cho thu hoạch vụ đầu tiên. Nếu như mọi năm với giá 150.000-180.000 đồng/kg chỉ trong vụ này bà đã trả xong nợ và có lãi.
Tuy nhiên, năm nay giá tiêu giảm sâu, không đủ trả công thu hái nên bà phải tự mình đi thu từng trụ tiêu. Theo tính toán của bà Nở, vụ này thu được khoảng 1,2 tấn tiêu, như vậy không đủ bù đắp chi phí và trả lãi ngân hàng.
"Năm nay giá hồ tiêu giảm nhiều, thu hoạch không đủ chi phí nên gia đình tự hái không thuê" - bà Nở chia sẻ.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, giá hồ tiêu lao dốc một phần ngoài yếu tố chất lượng, nguyên nhân mấu chốt do trên thị trường cung đã vượt cầu.
Tại tỉnh Đăk Lăk, theo quy hoạch đến năm 2020, sẽ phát triển 16.000 ha hồ tiêu nhưng nay đã vượt lên 21.000 ha. Tại tỉnh Gia Lai, hiện đã có trên 16.000 ha, vượt gấp ba lần quy hoạch. Trong khi đó tỉnh Đăk Nông đã vượt 4 lần.
Thực tế hiện nay cho thấy mất mùa, mất giá chính là cái giá quá đắt ngành hồ tiêu đang phải trả cho những sai lầm trong quá trình phát triển rầm rộ trước đó. Đáng chú ý hơn với hệ lụy này ngành hồ tiêu không chỉ phải gánh trong năm nay mà có khả năng kéo dài cả những năm về sau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
EVN và PVN được giao làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân
Tập trung phát triển điện hạt nhân
Xuất khẩu cá tra tăng mạnh ngay đầu năm
Giá cà phê hôm nay ngày 4/2: Giá cả tăng giảm ‘chóng mặt’, người dân buồn vui lẫn lộn
Giá vàng ngày 4/2/2025 tăng mạnh, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng
Có nên nua vàng trước ngày vía Thần Tài, ngày giờ tốt mua vàng vía Thần Tài