Thị trường

Người Nhật đang chuộng điện thoại "Made in Việt Nam"

(DNVN) - Trong số những nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái, thì xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tuy kim ngạch chỉ đạt 261,34 triệu USD nhưng có mức tăng trưởng tới 541,3%.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong tháng 8/2016 đạt trị giá 1,44 tỷ USD, tăng 12,9% so với tháng 7/2016; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản 8 tháng đầu năm 2016 lên 9,42 tỷ USD, tăng trưởng 2,1% so với cùng kỳ năm 2015. 

Những nhóm hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gồm: hàng dệt may; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng; hàng thủy sản; gỗ và sản phẩm; giày dép các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…

Ảnh minh họa.

Trong 8 tháng đầu năm 2016, dệt may là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu với 1,88 tỷ USD, chiếm 20,0% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đứng thứ hai về kim ngạch là nhóm hàng hương tiện vận tải và phụ tùng, đạt 1,21 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản.

Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác là nhóm hàng xếp thứ 3 trong bảng xuất khẩu với kim ngạch đạt 1,00 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Đáng chú ý, trong số những nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái, thì xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tuy kim ngạch chỉ đạt 261,34 triệu USD nhưng có mức tăng trưởng tới 541,3%.

Ngoài ra, một số nhóm hàng khác xuất khẩu sang Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng khá cao gồm: máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 77,4%; sắt thép các loại tăng 65,3%; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 39,2%.

 

Tuy nhiên, một số nhóm hàng lại có kim ngạch sụt giảm so với cùng kỳ năm trước như: thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 55,2%; chất dẻo nguyên liệu giảm 34,2%; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh giảm 20,2%.

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo