Người trục lợi quỹ bảo hiểm y tế có thể bị ngừng cấp thẻ
Tổng số lần khám của những trường hợp này là hơn 15,758 triệu lần, trong đó có trên 83.000 người khám, chữa bệnh hằng tuần. Đáng chú ý, ngoài những bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ (2 - 3 lần/tuần), bệnh nhân điều trị các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, tiểu đường 1 lần/tháng), theo tin tức trên báo Thanh niên.
Có đến 3 triệu lượt người khám nhiều lần trong cùng ngày, nhiều lần trong tháng, chủ yếu ở các bệnh viện (BV) quận/huyện thuộc các tỉnh miền Nam, nhất là tại TP.HCM và Bình Dương.
Tại TP.HCM xuất hiện cả các trường hợp cư trú tại tỉnh khác nhưng hằng ngày đến khám, lãnh thuốc tại nhiều BV quận/huyện của thành phố, vì được thông tuyến.
BHXH đã thống kê được 12 người lãnh thuốc hơn 100 lần trong thời gian 8 tháng qua (giá trị tiền thuốc mỗi người đã nhận thấp nhất 41 triệu đồng, cao nhất hơn 73 triệu đồng).
Ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH VN, cho biết cơ quan BHXH các địa phương và các cơ sở khám chữa bệnh sẽ có trao đổi cụ thể với cá nhân khám nhiều bất thường; trường hợp phát hiện trục lợi sẽ bị nhắc nhở, thậm chí có thể bị xem xét tạm ngừng cấp thẻ BHYT.
Theo báo An ninh thủ đô, báo cáo về tình hình thực hiện Luật BHYT trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giám đốc phụ trách BHXH TP Hà Nội cho biết, hết năm 2016, tỷ lệ bao phủ BHYT của Hà Nội đã đạt 81,9%.
Dù thành phố đã đạt chỉ tiêu nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT mà BHXH Việt Nam giao, song muốn đạt tỷ lệ cao hơn nữa thì rất cần cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc quyết liệt. Trong khi đó, hiện vẫn còn một số địa phương, cơ quan chức năng thờ ơ với công tác này.
Ông Nguyễn Đức Hòa dẫn chứng, qua theo dõi 3 huyện Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, trong khi tỷ lệ tham gia BHYT của Ứng Hòa rất cao (trên 90%) thì 2 huyện còn lại tỷ lệ tham gia còn rất thấp. Điều này thể hiện nơi nào chính quyền vào cuộc mạnh mẽ thì sẽ đạt được kết quả tốt và ngược lại.
Năm 2015 và 2016, khoản chi cho công tác tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT của ngành BHXH Việt Nam tăng mạnh so với năm 2014 nhưng tại Hà Nội, nhiều đại lý bán bảo hiểm vẫn chưa mặn mà với công tác này.
Ông Nguyễn Đức Hòa chia sẻ, vẫn còn không ít đại lý bán BHYT có tư tưởng “chờ dân đến” chứ không quyết liệt thực hiện chính sách mở rộng đối tượng tham gia BHYT theo chủ trương “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền. “Có phường ở quận Hoàng Mai, khi người dân đến mua BHYT còn bắt công chứng cả sổ hộ khẩu, như thế là làm khó người dân” - ông Nguyễn Đức Hòa chỉ rõ.
Trước thực trạng trên, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị các cơ quan chức năng liên quan của Hà Nội cần thay đổi phương thức tổ chức tuyên truyền phù hợp để mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
Trong đó, cần chú trọng và tập trung mở rộng độ bao phủ BHXH, BHYT tại khu vực phi chính thức; tăng cường quản lý Nhà nước trong thanh tra để có biện pháp xử lý các đơn vị không thực hiện nghiêm pháp luật về BHXH, BHYT. Đặc biệt, cần phối hợp tham mưu xử lý vấn đề nợ đọng BHXH, BHYT kéo dài tại các doanh nghiệp theo hướng đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo