Nguồn cầu dịp Tết hàng hóa tăng 10-15% vẫn dư sức cung ứng
Đây là thông tin được ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đưa ra tại buổi Họp giao ban trực tuyến Bộ Công Thương diễn ra ngày 1/2 vừa qua.
Ông Quyền cho biết, tính đến thời điểm này, nguồn cung hàng hóa trong dịp trước, trong và sau Tết cũng được các địa phương chuẩn bị chu đáo.
Hiện đã có 53/63 tỉnh, thành trên cả nước thực hiện chương trình bình ổn giá. Cùng với đó, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá trong dịp này thể hiện sự quyết tâm của hệ thống thương mại trong việc phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Ông Võ Văn Quyền cho hay, mặc dù dự báo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa Tết có thể tăng ở mức từ 10-15% so với những tháng bình thường, tuy nhiên vẫn sẽ đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Bính Thân 2016.
Cũng tại buổi giao ban, báo cáo về thực hiện chương trình bình ổn giá, bà Lê Ngọc Đào - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM cho biết, hiện các doanh nghiệp của địa phương này đã chuẩn bị đủ nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu như rau, củ quả, thủy hải sản, gạo... phục vụ người dân mua sắm Tết.
Bà Đào cũng cho biết, dịp Tết năm nay, TP. HCM cũng phối hợp với các địa phương lân cận để đưa hàng hóa sạch cung ứng cho người dân, hiện đã có 300 điểm bán hàng tiêu chuẩn VietGap cung cấp ra thị trường.
Phát biểu chỉ đạo về công tác chuẩn bị hàng hóa của các địa phương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh lưu ý, đảm bảo hàng thiết yếu là một nội dung trọng tâm mà Chính phủ giao cho Bộ Công Thương. Tuy nhiên, với tốc độ lưu chuyển hàng hóa tăng mạnh trong dịp Tết, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu các Vụ, Cục chức năng của Bộ cần tính tới yếu tố bình ổn thị trường, kiểm soát được CPI cho cả năm 2016.
Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng 01 ước đạt 297,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, ngành thương nghiệp ước đạt 226,6 nghìn tỷ đồng, tăng 12%, chiếm tỷ trọng 76,1%; ngành khách sạn, nhà hàng đạt 35 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5%, chiếm tỷ trọng 11,8%; du lịch ước đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3%, chiếm tỷ trọng 0,8%; dịch vụ đạt 33,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1%, chiếm tỷ trọng 11,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng do tháng 1/2016 là tháng cận Tết Nguyên đán nên các doanh nghiệp đẩy mạnh tích trữ hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chuẩn bị cho nhu cầu Tết Âm lịch; nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp này cũng tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2016 tương đương với tháng trước (tháng 12 năm 2015) và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ, một mặt hàng của Việt Nam được hưởng lợi lớn
Sai phạm về thuế, ITC bị phạt hơn 530 triệu đồng
Giá heo hơi ngày 10/11/2024: Thị trường heo hơi chuyển biến tích cực
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc trở lại, tự tin vượt mục tiêu 10 tỷ USD
Giá vàng ngày 10/11/2024: Vàng SJC rớt mốc 86 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn duy trì mức 85 triệu
Giá ngoại tệ ngày 10/11/2024: Đồng USD tiếp tục xu hướng tăng