Nguyên nhân nào giúp "cá sấu" Kamov Ka-52 bất bại?
Dù không mấy tên tuổi như "đàn em" Ka-52, nhưng không thể phủ nhận rằng Ka-50 là tiền đề quan trọng giúp Kamov biến Ka-52 thành mẫu trực thăng tấn công mạnh nhất thế giới.
Ka-50 Black Shark được trang bị hệ thống cánh quạt đúp ngược chiều rotor đồng trục. Ảnh: Jetphotos.
Vì trực thăng Ka-50 Black Shark không cần tới cánh quạt đuôi, điều này cho phép máy bay tăng khả năng thao diễn trên không. Ảnh: Jetphotos.
Ka-50 Black Shark có thể bay vòng, cuộn và có thể bay vòng tròn ở mọi độ cao, góc nâng, tốc độ gió trong khi vẫn giữ được hướng quan sát tốt tới mục tiêu. Ảnh: Military-Today.
Tháng 1/2001, trực thăng Ka-50 Black Shark lần đầu tiên tham chiến khi nó tấn công các mục tiêu ở Chechnya theo lệnh của quân đội Nga. Ảnh: Military-Today.
Ka-50 Black Shark có 4 mấu treo vũ khí với tổng cộng 2.300 kg tải trọng có thể mang theo. Ảnh: Jetphotos.
Vũ khí chính của Ka-50 Black Shark gồm 12 tên lửa chống tăng điều khiển laser VIKhR với tầm bắn tối đa 8 km. Ảnh: Military-Today.
Hệ thống điều khiển laser được thông báo có khả năng chống nhiễu và dẫn đường tự động tới các mục tiêu ngụy trang ngay sau khi tên lửa được phát hoả. Ảnh: Military-Today.
Hệ thống kiểm soát bắn tự động chia sẻ tất cả các thông tin mục tiêu giữa 4 chiếc Black Sharks cùng lúc. Ảnh: Military-Today.
Hai bên thân máy bay được gắn pháo tự động 30 mm, có thể cử động lên xuống và thay đổi góc phương vị. Ảnh: Military-Today.
Loại trực thăng được trang bị cho các chiến hạm, có khả năng hoạt động độc lập trong thời gian dài, có thể cất cánh, hạ cánh trong điều kiện gió bão cấp 6, cả ngày lẫn đêm, trong sương mù hoặc bão cấp 7. Ảnh: Military-Today.
Ka-50 dễ vận hành, khả năng cơ động cao, chống ăn mòn rỉ sét an toàn. Ảnh: Military-Today.
Phiên bản trực thăng Ka-50 trang bị cho lục quân cũng có các tính năng tương tự. Ảnh: Military-Today.