Quốc tế

Nhà báo bị đuổi việc vì viết bà Hillary Clinton bị động kinh

(DNVN) - Báo The Huffington Post (Mỹ) đã đuổi việc một phóng viên vì người này cả gan đả động trong các bài viết của mình về tình hình sức khỏe của ứng viên nữ tổng thống Mỹ đầu tiên - bà Hillary Clinton.

Vấn đề sức khỏe của bà Clinton bắt đầu nổi lên sau khi ở một cuộc họp báo bà đột nhiên có những cử chỉ khác thường, lắc đầu giống người bệnh trong cơn động kinh.

Không rõ đó thực sự là một cơn động kinh hay bà Clinton định thu hút hơn nữa sự chú ý, nhưng chuyện này đã chẳng đem lại điều gì tốt lành cho chiến dịch vận động tranh cử của bà.

Phóng viên David Seaman lập tức đưa lên The Huffington Post hai bài báo đề cập sự việc và đặt câu hỏi về tình hình sức khỏe của người phụ nữ năm nay 68 tuổi. Tuy nhiên, tòa soạn báo đã vội vàng gỡ cả hai bài viết từ trang web "mà không hề có giải thích" và khóa tài khoản của Seaman. Phóng viên bày tỏ sự phẫn nộ trên Twitter trước việc làm của những người lãnh đạo The Huffington Post.

Việc một nhà báo bị sa thải vì phát biểu gây khó chịu ở Mỹ liệu có là chuyện lạ và có ảnh hưởng gì? Trên khắp thế giới, Mỹ khoe mình là thiên đường của tự do ngôn luận.

Nhà báo bị đuổi việc vì viết bà Hillary Clinton bị động kinh.

Sputnik đã lắng nghe ý kiến ​​nhà chính trị học Gevorg Mirzoyan, người chuyên viết cho tạp chí Ekxpert: "Ở Mỹ đó là chuyện quá đỗi bình thường. Không có phương tiện truyền thông nào là độc lập, tất cả đều phụ thuộc ở mức độ khác nhau vào các nhà tài trợ và chính sách biên tập. Trong tình huống được mô tả trên đây, đứng sau bà Hillary còn là rất nhiều tiền. Cách đây một tháng rưỡi, trong quỹ vận động tranh cử của bà ấy có 330 triệu đôla. Để so sánh, quĩ của ông Trump — hơn 60 triệu. Ngoài ra, bà Clinton còn được chống lưng bởi toàn thể giới chóp bu đảng Dân chủ. Thông tin về vấn đề sức khỏe của bà Clinton tất nhiên là một đòn rất lớn đánh vào chiến dịch tranh cử và Đảng Dân chủ. Vì thế mà phóng viên đã bị trừng trị bằng cách sa thải. Tính xác thực của thông tin này không phải là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn để hiểu mức độ đúng sai của phóng viên."

Tự do ngôn luận đối với người làm báo, trước hết, là khả năng được bày tỏ ý kiến. Kể cả cách mà phóng viên Huffington bị đuổi việc đã làm, — ông Gevorg Mirzoyan cho biết:

"Nếu căn cứ vào chính sách biên tập, thì việc sa thải nhà báo là hợp lý. Nhưng lại khá vô lý từ quan điểm tự do ngôn luận. Ở Mỹ, kể từ vụ bê bối Nixon, người ta theo dõi và công bố hầu như mọi thông tin về đời sống của tổng thống. Vì lý do này mà báo chí đưa tin về bà Clinton. Có lẽ bài viết sẽ được tha thứ nếu nói về một ứng cử viên khác, chính đảng khác và thời điểm khác. Nhưng lúc này, người ta lo ngại nếu ông Trump đột nhiên trở thành tổng thống thì kịch bản chính sách đối ngoại và kinh tế của ông ấy sẽ thành hiện thực. Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận đối với Đảng Dân chủ, được xem như mối đe dọa cho quốc gia." 

Đây là một chiến dịch tranh cử độc đáo bởi nhân cách của các ứng cử viên tổng thống. Trong tất cả các nhân vật tham gia cuộc đua từ những ngày đầu, Donald Trump là người dẫn đầu về tai tiếng. Nhưng điều nghịch lý là chính bà Clinton lại đang đứng thứ hai sau Trump. Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, hai ứng viên nổi nhất của cuộc tranh cử tổng thống đều kèm theo vô số tai tiếng.

Nên đọc
Hòa Lộc (theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo