Nhận diện thách thức với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ
Cụ thể, đối với ngành cá tra, Mỹ đang áp dụng chương trình thanh tra đổi với mặt hàng này kể từ đầu tháng 9/2017. Chương trình này đặt ra những yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt, vượt quá những chuẩn mực về kiểm soát an toàn thực phẩm mà thị trường toàn cầu áp dung. Và đây sẽ là rào cản phi thuế quan có tầm ảnh hưởng lớn đến quan hệ thương mại. Cùng với đó, Mỹ còn áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam từ năm 2002 đến nay với mức thuế quá cao. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Mỹ.
Cũng theo Vasep, mức thuế chống bán phá giá cao được Mỹ áp dụng không chỉ đối với con cá mà còn với mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam với mức gần 4,8% và là mức rất cao so với các nước khác. Điều này khiến cho hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ cũng gia tăng áp lực.
Một thông tin khác cũng không mấy vui cho con tôm, con cá xuất khẩu vào Mỹ. Đó là từ 1/1/2018, các sản phẩm hải sản nhập khẩu sang Mỹ chịu sự giám sát của chương trình SIMP của Bộ Thương mại Mỹ. Chương trình này được thiết lập dành cho 13 loài nằm trong nguy cơ bị đánh bắt trong đó có cá ngừ. Cá ngừ lại là sản phẩm cá biển chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.
Việc đưa ra những thách thức kể trên theo Vasep là để các nhà nhập khẩu Việt Nam nhận diện rõ những thách thức mà họ sẽ phải đối mặt trong hoạt động sản xuất chế biến và xuất khẩu của mình. Từ đó cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định một cách có trách nhiệm, bền vững đối với thị trường này.
Mỹ hiện là thị trường đơn lẻ thứ 3 của Việt Nam, chếm 17% trên tổng giá trị xuất khẩu sang các thị trường với 1,4 tỷ đô la năm 2017, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong năm 2017, ba mặt hàng thủy sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gồm tôm chiếm trên 17%; cá tra chiếm 19,3% và cá ngừ đạt gần 226 triệu USD, chiếm trên 23%.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào Mỹ đang phải chịu nhiều khó khăn, thách thức. Những rào cản trên đã khiến xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong năm 2017 giảm gần 11%, xuống còn 387 triệu USD. Đáng chú ý, kể từ khi Chương trình Thanh tra cá da trơn có hiệu lực đã khiến xuất khẩu vào thị trường này bị đình trệ và sụt giảm trên 50% trong 3 tháng cuối năm.
Mặc dù có 62 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra sang Mỹ, nhưng thực tế chưa tới 10 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu và chỉ có ba doanh nghiệp xuất khẩu với giá trị đáng kể. Theo dự báo của các doanh nghiệp, ngành cá tra vẫn khó đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới.
Để tháo gỡ khó khăn ở thị trường này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các bên liên quan đang tích cực phối hợp với Mỹ trong việc đánh giá điều kiện sản xuất tương đương giữa nghề nuôi và chế biến cá tra của Việt Nam với Mỹ. Hiện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã hoàn thiện Bản câu hỏi đánh giá tương đương (SRT) theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS).
Mặt khác, Việt Nam vừa chính thức gửi yêu cầu tới Mỹ đề nghị tham vấn trong khuôn khổ Cơ chế giải quyết tranh chấp Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) liên quan tới biện pháp chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng đối với cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Giá vàng thế giới ngày 27/12/2024: Tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?