Nhân viên ngân hàng thế giới tử vong hàng loạt do áp lực công việc?
Mới đây, theo tin tức trên báo VnExpress, Sarvshreshth Gupta, đến từ New Delhi (Ấn Độ) là một chuyên viên về công nghệ, truyền thông của Goldman Sachs - Ngân hàng đầu tư đa quốc gia có trụ sở ở Mỹ. Sarvshreshth Gupta tốt nghiệp trường Đại học Pennsylvania và gia nhập Goldman từ mùa thu năm 2014. Trước đó, anh từng thực tập ở Ngân hàng Credit Suisse và Deutsche Bank. Anh mới 22 tuổi, qua đời hồi tháng 4 vừa rồi khi trên đường về nhà sau hơn 2 ngày làm việc liên tục tại văn phòng.
Một tháng sau khi anh qua đời, cha anh - ông Sunil - đã đăng tải bài viết "Đứa con trai không bao giờ chết" hôm 17/5 trên truyền thông. Dưới đây là một số trích đoạn:
Con trai tôi đã than phiền liên tục gặp những áp lực và căng thẳng trong công việc nhưng không sao giải quyết được từ sau kỳ nghỉ năm mới.
"Bố, con luôn thiếu ngủ. Con làm việc liên tục 20 tiếng liền", Sarvshreshth Gupta nói. Có những tuần thường xuyên nó phải làm cả cuối tuần.
Lúc ấy tôi đã nói ngay. "Con trai, như vậy là con đang hủy hoại sức khỏe của mình". Nhưng nó nói: "Thôi nào bố, con còn trẻ và rất khỏe. Làm ở ngân hàng đầu tư thì đương nhiên lắm việc rồi".
Cái chết của cựu nhân viên Goldman Sachs vẫn còn nhiều uẩn khúc. Theo Dealbook's Sorkin, thi thể của chàng trai trẻ này được tìm thấy trong khu đỗ xe của tòa nhà căn hộ nơi anh sinh sống. Giả thuyết được đưa ra có thể anh ngã tại tòa nhà này. Bác sĩ pháp y đã không đưa ra nguyên nhân dẫn tới cái chết vào thời điểm này.
Về phần mình, Goldman cho biết rất buồn bởi cái chết của Sav và chia buồn sâu sắc với gia đình. Tuy nhiên, không khí căng thẳng vẫn đè nặng lên những đồng nghiệp trẻ tuổi của anh tại ngân hàng Goldman Sachs. Chủ đề này còn tiếp tục được hâm nóng ở những nhà băng khác khi tháng 8/2013 một thực tập sinh của Bank of America qua đời sau khi làm việc liên tục nhiều đêm liền tại văn phòng. Rồi tuần trước, một nhân viên ngân hàng 29 tuổi từ Moelis & Co đã chết sau khi nhảy từ tòa nhà căn hộ sang trọng của mình ở trung tâm thành phố Manhattan.
Tuy nhiên, đây không phải trường hợp đầu tiên nhân viên ngân hàng tử vong vì áp lực công việc. Trước đó, Một sinh viên thực tập tại Bank of America chi nhánh London (Anh) đã chết vì kiệt sức sau khi làm việc liên tục ba ngày liền.
Theo CNN, ngày 20/8/2013, những người ở cùng phòng với sinh viên 21 tuổi người Đức Moritz Erhardt tại khu học xá Claredale House (Đông London) phát hiện anh bất tỉnh trong buồng tắm. Nhân viên y tế sau đó xác nhận anh đã chết tại hiện trường.
Được biết, Erhardt đang học quản trị kinh doanh trong chương trình trao đổi sinh viên của trường Ross School of Business thuộc Đại học Michigan (Mỹ). Anh đang đi vào giai đoạn cuối của chương trình thực tập tại Bank of America. Cảnh sát và các quan chức ngân hàng nói không có dấu hiệu mưu sát. Tuy nhiên, theo báo The Independent (Anh), Erhardt có thể đã chết vì làm việc gần như 24 giờ mỗi ngày trong ba ngày liền.
Đáng sợ nhất là trường hợp ở ngân hàng JPMorgan Chase, khi hàng loạt các nhân viên cấp cao tự tử vì áp lực công việc.
Thời báo ngân hàng đưa tin, chỉ chưa đầy 3 tuần, từ ngày 28/1 - 18/2/2014, đã có 3 vụ quyên sinh bí ẩn xảy ra tại Ngân hàng JPMorgan Chase (JPM). Phần lớn những người này đều giữ chức vụ quan trọng. Cả 3 vụ đều được xếp là quyên sinh vì không có dấu hiệu nghi ngờ.
Vụ đầu tiên diễn ra lúc 8h ngày 28/1/2014, Gabriel Magee, 39 tuổi, Chủ tịch công nghệ đầu tư của JPM chi nhánh Anh đã nhảy từ tầng lầu thứ 9 của tòa nhà cao 33 tầng, trụ sở của chi nhánh ngân hàng này đúng vào giờ cao điểm. Nhiều người đã tận mắt chứng kiến, bắt đầu từ việc Magee tiến đến gần cửa sổ rồi lao xuống trong tuyệt vọng.
Ngày 3/2/2014, một giám đốc điều hành của JPM tại chi nhánh New York (Mỹ) tên là Ryan Henry Crane, 37 tuổi đã được tìm thấy chết tại gia ở Stamford, Connecticut mà người ta tình nghi là tự tử.
Crane được đánh giá là một giám đốc trẻ, năng lực, sinh ra tại New Jersey, từng tốt nghiệp tại Delbartron Shool trước khi học Đại học Harvard, gia nhập JPM năm 2000, đảm nhận phân ban chuyên mua bán cổ phiếu của JPM.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển