Nhập khẩu thuốc trừ sâu của Việt Nam tăng mạnh
Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong tháng 5/2018 đạt 110 triệu USD, tăng 38 triệu USD so với tháng trước và tăng gần gấp đôi so với tháng 3/2018.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm, tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này đạt 400 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy, trung bình mỗi ngày Việt Nam chi 2,66 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu, cao hơn mức bình quân 2,15 triệu USD/ngày vào tháng 3/2018.
Đáng chú ý, mặc dù giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc đã sụt giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thuốc trừ sâu chính cho Việt Nam khi chiếm đến 49,7% tổng gia trị.
Bên cạnh đó, giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu cũng giảm mạnh ở thị trường Hàn Quốc (giảm 55,5%), Thái Lan (giảm 27,4%), Nhật Bản (giảm 13,4%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng mạnh ở thị trường như Ấn Độ (tăng 33,3%), Anh (tăng 32,9%) và Pháp (tăng 22,6%).
Bên cạnh thuốc trừ sâu, Việt Nam cũng nhập khẩu một khối lượng lớn phân bón trong tháng 5/2018 với 405.000 tấn, tương đương giá trị 118 triệu USD.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 1,83 triệu tấn phân bón, tương đương 524 triệu USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 3,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 256.000 tấn với giá trị đạt 72 triệu USD; phân SA ước đạt 390.000 tấn với giá trị nhập khẩu đạt 50 triệu USD.
Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu cũng từ Trung Quốc, chiếm 28,3% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này, giảm 30,9% về khối lượng và 31,2% giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm 2018, Việt Nam còn nhập khẩu mạnh từ thị trường Israen (gấp 3 lần), Malaysia (gấp gần 3 lần), Nga (tăng 21,5%) và Lào (tăng 16,8%).
Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng phân bón giảm mạnh nhất trong tháng 4 đầu năm 2018 là Indonesia (giảm 70,5%).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất ưu đãi thuế đặc biệt cho báo chí
Cân nhắc kỹ việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững