Thị trường

Nhập khẩu xăng dầu đạt mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014

(DNVN) - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 8/2015 đạt gần 574 nghìn tấn, giảm 36%, đạt mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014 (701 nghìn tấn).

Tổng cục Hải quan vừa có báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2015.

Theo đó, về các mặt hàng nhập khẩu chính, Tổng cục Hải quan cho biết, lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 8/2015 là gần 574 nghìn tấn, giảm 36%. Đơn giá nhập khẩu bình quân giảm tới 17,2% nên trị giá nhập khẩu là 258 triệu USD, giảm 47% so với tháng trước.

Tính đến hết 8 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 6,49 triệu tấn với trị giá là 3,68 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapo với 2,74 triệu tấn, tăng 28,5%; Thái Lan: gần 1,2 triệu tấn, tăng mạnh 188%; Trung Quốc: 1,03 triệu tấn, giảm 6%; Đài Loan: 687 nghìn tấn, giảm 24%... so với 8 tháng/2014.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trị giá nhập khẩu của mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng giảm khá so với tháng trước nhưng 8 tháng/2015 vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2014.

Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,16 tỷ USD, giảm 12,7% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong 8 tháng/2015 lên 18,54 tỷ USD, tăng mạnh 30,9% so với 8 tháng/2014. Khối doanh nghiệp FDI nhập khẩu 11,76 tỷ USD, tăng 38% trong khi khối doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 6,78 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 8 tháng qua với trị giá là 6,03 tỷ USD, tăng 22,5%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 3,46 tỷ USD, tăng mạnh 76,4%; Nhật Bản: 3,23 tỷ USD, tăng 39%; Đài Loan: 997 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Về mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện, Tổng cục Hải quan cho biết, cùng với tháng 3 và tháng 5/2015, trị giá nhập khẩu trong tháng 8/2015 ở mức cao, trên 2 tỷ USD.

Cụ thể, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,04 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước. Tính trong 8 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 15,19 tỷ USD, tăng 35,6%; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 13,98 tỷ USD, tăng 37,2% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là 1,2 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước.

Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 4,47 tỷ USD, tăng 41,6%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 3,31 tỷ USD, tăng 17,4%; Nhật Bản: 1,49 tỷ USD, tăng 45,1%; Đài Loan: 1,37 tỷ USD, tăng mạnh 70,9%; Singapo: 1,34 tỷ USD, giảm 6,3%;... so với cùng kỳ năm 2014.

Điện thoại các loại và linh kiện: kim ngạch nhập khẩu trong tháng đạt gần 982 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng/2015 lên 7,18 tỷ USD, tăng 37,5% so với cùng kì năm 2014.

Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng đầu năm chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc đạt 4,52 tỷ USD, tăng 18,1% và chiếm 62,9% kim ngạch nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc đạt 2,14 tỷ USD, tăng 85,1%…so với cùng kì năm 2014.

Nhóm nguyên, phụ liệu dệt may, da, giày: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,45 tỷ USD, giảm 12,3% so với tháng trước. Tính đến hết 8 tháng/2015, cả nước nhập khẩu gần 12,2 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là 6,66 tỷ USD, tăng 8,9%; nguyên phụ liệu: 3,37 tỷ USD, tăng 9,9%; bông là 1,14 tỷ USD, tăng 16,9% và xơ sợi: 1,01 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8%.

Trong  8 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 4,98 tỷ USD, tăng 13,5%; tiếp theo là Hàn Quốc: 1,89 tỷ USD, giảm nhẹ 0,2%; Đài Loan: 1,57 tỷ USD, tăng 5,5%… so với cùng kỳ năm trước.

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Trong tháng 8/2015, kim ngạch nhập khẩu đạt 301 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm đạt 2,24 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính đến hết tháng 8/2015, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Argentina đạt 941 triệu USD, tăng 20,5%; từ Hoa Kỳ là 323,6 triệu USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ 2014.

Ô tô nguyên chiếc: Lượng nhập khẩu trong tháng 8/2015 là 10,79 nghìn chiếc, tăng 13,8%. Đơn giá nhập khẩu bình quân ô tô nguyên chiếc các loại giảm tới 15,9% nên trị giá nhập khẩu là 201 triệu USD, giảm 4,2% so với tháng trước.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2015, lượng xe ô tô nguyên chiếc cả nước nhập về là gần 75,24 nghìn chiếc, tăng mạnh 101,7%, trị giá là 1,91 tỷ USD, tăng mạnh 133,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam trong 8 tháng/2015 với gần 18,9 nghìn chiếc, tăng mạnh 167%; tiếp theo là Hàn Quốc: 16,5 nghìn chiếc, tăng 60%; Thái Lan: 14,8 nghìn chiếc, tăng 99%; Ấn Độ: 11,5 nghìn chiếc, tăng 97,5% ... so với cùng kỳ năm 2014.

Chất dẻo nguyên liệu: lượng nhập khẩu trong tháng 8/2015 là hơn 331 nghìn tấn, trị giá đạt 492,4 triệu USD. Tính đến hết tháng 8/2015, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam là 2,44 triệu tấn, tăng 8,8%, kim ngạch nhập khẩu là 3,84 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 8 tháng/ 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ các thị trường: Hàn Quốc đạt 482 nghìn tấn, tăng 17,9%; Ả rập Xê út đạt 494 nghìn tấn, giảm 2,3%; Đài Loan đạt hơn 362 nghìn tấn tăng 8,9%; Thái Lan đạt 236,6 nghìn tấn, tăng 14,8%%… so với cùng kỳ năm 2014.

Sản phẩm chất dẻo: trong tháng 8/2015 sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu ở mức 334,7 triệu USD giảm 3,8% so với tháng trước. Nhập khẩu mặt hàng này đến trong 8 tháng đầu năm đạt gần 2,45 tỷ USD tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam nhập khẩu mặt hàng sản phẩm chất dẻo từ Hàn Quốc trong 8 tháng/2015 là hơn 730 triệu USD, tăng 45,8      % so với cùng kỳ năm 2014; Trung Quốc là hơn 716 triệu USD, tăng 35,2%; Nhật Bản là gần 401 triệu USD tăng nhẹ 0,5%,…

VĂN HẢI
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo