Thị trường

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc: Tiềm năng nhưng không bền vững

(DNVN) - Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đặc biệt là mặt hàng cá tra tiềm ẩn nhiều rủi ro như giá cả, hình thức thanh toán, yêu cầu chất lượng…

Một thị trường lớn

Theo thống kê của VASEP, Trung Quốc là một trong những thị trường chính nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, đứng thứ 4, chiếm 8% tỷ trọng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2014.

VASEP cũng cho biết, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong 5 năm gần đây, trong đó mặt hàng tôm đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng chung.

Nguồn: VASEP.
Nguồn: VASEP.

Tỷ trọng của tôm trong tổng XK thủy sản sang Trung Quốc tăng từ 13% năm 2003 lên trên 64% năm 2011 và 60% năm 2012 và 66,6% năm 2013 và 70% năm 2014.

Năm 2014 XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt 597 triệu USD, tăng 4,3%, tăng chậm hơn năm 2012 – 2-13. Tính chung, 6 tháng đầu năm, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt 269 triệu USD, giảm 0,8 % so với  304 triệu USD cùng kỳ.

Trong đó, XK tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất 57% với 153 triệu USD, giảm 28%. XK cá tra đứng thứ 2, chiếm 26% và có chiều hướng tích cực với mức tăng trưởng gần 51% đạt 70 triệu USD. XK mực, bạch tuộc, cua ghẹ và cá biển dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng khả quan (3- 35%).

Theo dự báo của VASEP, XK tôm sang thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới vì thị trường chứng khoán sụp đổ sẽ ảnh hưởng đến tần lớp trung lưu làm giảm nhu cầu các sản phẩm giá cao.

"Việc Trung Quốc phá giá đồng NDT (đầu tháng 8) sẽ ảnh hưởng đến XK của VN bởi tương quan giá sẽ càng ngày càng cao, khiến sản phẩm của chúng ta mất tính cạnh tranh với TQ", đại diện VASEP cho biết.

 

Tuy nhiên, cá tra và các loại cá biển đông lạnh khác có thể sẽ có cơ hội gia tăng tại thị trường này. Bởi, XK khó khăn tại các thị trường NK lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Brazil buộc các DN chuyển hướng sang thị trường tiềm năng mới và lớn là Trung Quốc.

Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc và DN Trung Quốc NK để sản xuất và xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng. Đồng thời, Chính phủ TQ đưa ra nhiều chính sách mới nhất là gói tín dụng trị giá 20 tỷ NDT và một số chính sách khác khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu.

Có tiềm năng nhưng không bên vững

Theo đánh giá của đại diện VASEP, Trung quốc là thị trường lớn và tiềm năng cho XK thủy sản VN, bởi kinh tế Trung quốc đang trên đà tăng trưởng mạnh, nhu cầu về thủy sản của Trung Quốc tăng cao với chất lượng từ thấp lên đến cao.

Ngoài ra, Việt Nam là nước có chung biên giới với Trung quốc nên có quan hệ buôn bán từ lâu đời, việc nắm bắt và hiểu đặc tính và nhu cầu của người Trung quốc trở nên dễ dàng hơn. Việt Nam có thể vận chuyển thủy sản cả đường bộ và đường biển với thời gian và quãng đường ngắn. Hơn nữa, yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật không cao như các thị trường lớn khác.

 

 thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam, tuy nhiên, hiện hoạt động giao thương lại đang tấp nập qua đường tiểu ngạch.
Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, hiện hoạt động giao thương lại đang tấp nập qua đường tiểu ngạch. Đây cũng là điểm rủi ro, thách thức và báo động về XK cá tra nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung sang thị trường này.

Tuy nhiên, theo đánh giá của đại diện VASEP, Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho thủy sản đặc biệt là mặt hàng cá tra của Việt Nam nhưng lại khó có thể bền vững. Bởi, hiện hoạt động giao thương lại đang tấp nập qua đường tiểu ngạch, chỉ hơn 10% sản phẩm NK được đưa vào các nhà hàng, phần lớn là tiêu thụ nội địa và dùng với mục đích khác. 

Do đó, yêu cầu về chất lượng không được quá coi trọng tại thị trường này. Đây cũng là điểm rủi ro, thách thức và báo động về XK cá tra nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung sang thị trường này. "Vừa tiềm ẩn rủi ro về giá, hình thức thanh toán, yêu cầu chất lượng… đây là thị trường không ổn định nhưng có thể là thị trường thay thế tiềm năng trong khi phần lớn các thị trường lớn đang gặp khó", đại diện VASEP đánh giá.

Đại diện VASEP cho biết, Trung Quốc hiện chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về XNK thủy sản. Vì thế, trở ngại lớn nhất trong việc giao thương với TQ hiện nay là đàm phán, buôn bán. Người TQ có thói quen mặc cả rất nhiều do vậy “ giá chót ” thực tế mới là giá khởi điểm để đàm phán, điều này đòi hỏi các chuyên viên đàm phán của ta phải rất nhẫn nại, phải xác định được đối tác có phải là người quyết định cuối cùng không.

Hơn nữa, Trung Quốc quản ngoại tệ rất chặt nên số lượng các công ty VN được phép thanh toán bằng USD rất hạn chế và hầu hết là TQ chưa thực hiện phổ biến theo thông lệ quốc tế bằng L/C. Xét về mức độ an toàn trong thương mại thì việc thanh toán theo đường biển có nhiều rủi ro. Hơn nữa mức thuế đánh vào mặt hàng hải sản nhập khẩu thường cao hơn thị trường Mỹ, Nhật và các nước châu Á khác. Thị trường TQ cũng không ổn định về cả lượng NK và giá.

HÒA HẬU
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo