Nhất trí xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp từ 1/7/2007-1/7/2013
Trong chương trình làm việc của phiên họp thứ 42 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.
Theo VnEconomy, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép xóa một số khoản nợ thuế. Như, xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế, tiền chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế phát sinh từ ngày 1/7/2007 đến ngày 1/7/2013.
Đề xuất này bao gồm cả tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài hoặc do cơ quan quản lý nhà nước chậm xác định nghĩa vụ thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà doanh nghiệp phải nộp của doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan và đã nộp khoản nợ thuế gốc trước ngày 31/12/2015.
Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế là doanh nghiệp nhà nước thuộc danh sách cổ phần hóa, giao, bán, sáp nhập, sắp xếp lại do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng số lỗ lũy kế của doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm thực hiện chuyển đổi cũng được đề nghị xóa.
Đối tượng được xóa theo đề nghị của Chính phủ là doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan, gồm doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng vốn Ngân sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không có nguồn nộp kịp thời các khoản thuế dẫn đến phát sinh tiền phạt chậm nộp.
Hai là đối tác phá bỏ hợp đồng kinh tế hoặc thực hiện không đúng hợp đồng kinh tế nên người nộp thuế bị tồn kho hàng hóa và phải vay các tổ chức tín dụng với lãi suất cao dẫn đến phát sinh các khoản nợ thuế và tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp.
Đối với doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện xong cổ phần hóa hoặc giao, bán, khoán, sắp xếp lại, Chính phủ đề xuất đối tượng được xem xét xóa nợ là doanh nghiệp sắp xếp lại hoặc chuyển đổi sở hữu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà nợ thuế được xóa khi doanh nghiệp có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng số lỗ lũy kế của doanh nghiệp để giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp đủ điều kiện để thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại.
Còn đối với doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện xong cổ phần hóa, giao bán, sắp xếp lại thì bao gồm doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ ngày 1/7/2007. Và doanh nghiệp Nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền trước ngày 31/12/2015 còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ ngày 1/7/2007.
Theo Cổng thông tin Bộ Tài chính, về vấn đề này, Ủy ban TCNS nhất trí về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế, tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh từ ngày 01/7/2007 đến 01/7/2013 như Tờ trình của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Ủy ban TCNS, việc bổ sung quy định xóa nợ có thời điểm cụ thể trong Luật là không phù hợp. Do vậy, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để xóa nợ thuế đối với các trường hợp này. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đồng ý với ý kiến của Ủy ban TCNS và cho rằng: Dự thảo luật quy định nội dung xoá nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc loại văn bản cá biệt, chỉ áp dụng một lần cho một đối tượng cụ thể. Vì vậy, đề nghị cần xem xét lại, có thể trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để xóa nợ cho các đối tượng này nếu hợp lý và cần thiết.
Về đối tượng được xóa nợ tiền nợ thuế, tiền phạt chậm nộp, đa số ý kiến trong Ủy ban TCNS cơ bản nhất trí việc xóa nợ tiền nợ thuế, tiền phạt chậm nộp đối với các đối tượng như Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, đề nghị không xóa nợ tiền phạt, tiền chậm nộp đối với các khoản thu từ đất, các trường hợp kinh doanh bất động sản, khai thác kinh doanh tài nguyên khoáng sản vì đây là những khoản tiền nợ liên quan đến tài nguyên, khoảng sản và đất đai là tài sản quốc gia.
Cho ý kiến vào dự thảo Luật, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng dự thảo Luật đủ điều kiện trình QH tại kỳ họp thứ 10.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và nhiều ý kiến trong UBTVQH cũng tán thành sự cần thiết phải sửa các Luật thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phù hợp với tình hình mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines