Nhiều ngành đang... chờ chết ?
Gắng gượng “tồn tại”
Theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch VSA, chính sách thắt chặt đầu tư công gây sức ép quá lớn đối với ngành thép. Trên thị trường thép hiện nay, cả bốn sản phẩm chính là thép xây dựng, thép tráng tôn mạ kẽm, thép ống và cán nguội đều thừa sản lượng ở mức rất cao.
Chẳng hạn với thép cán nguội, sau khi có thêm một nhà máy công suất 1,2 triệu tấn/năm tại phía Nam đi vào hoạt động, tổng công suất nhóm sản phẩm này tăng lên 2,7 triệu tấn. Tuy nhiên, mức tiêu thụ trong nước hiện nay chỉ đạt hơn 1 triệu tấn/năm. Xuất khẩu thì gặp khó khăn với vụ kiện phá giá.
Thêm dẫn chứng cho bức tranh ảm đạm của ngành thép ông Cường nói tiếp, hiện đã có năm doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng ở khu vực phía Bắc ngưng sản xuất hai tháng nay, thông báo không bán hàng nữa. Mặc dù một số đã “chết lâm sàng” nhưng đến nay vẫn chưa doanh nghiệp nào tuyên bố rằng mình bị phá sản cả. Cũng theo ông Cường, hiện ngành thép có khoảng 60 doanh nghiệp thép lớn, đổ vốn đầu tư cho dây chuyền sản xuất nên dù rất khó khăn họ cũng phải gắng gượng mà “sống” - ông Cường chia cẻ.
Ví dụ thương hiệu thép Pomihoa của Công ty TNHH cán thép Tam Điệp cho thấy, sau 12 năm tồn tại thương hiệu này tới đây sẽ không còn hiện hữu. Thương vụ mua bán sáp nhập thành công mới nhất trong ngành sản xuất thép Việt biến Tập đoàn thép Kyoei (Nhật Bản) trở thành chủ sở hữu 70% vốn và đã đổi tên doanh nghiệp thành Công ty thép Kyoei Việt Nam, bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 10/3 năm nay. Sau chuyển đổi này, Pomihoa chỉ còn tồn tại trên số sản phẩm chưa tiêu thụ hết.
Mặc dù một số đã “chết lâm sàng”” nhưng đến nay vẫn chưa doanh nghiệp nào tuyên bố rằng mình bị phá sản cả. |
Chia sẻ cùng DĐDN đại diện lãnh đạo Công ty liên doanh Thép Việt- Hàn (VPS) cho biết, từ cuối 2011 đến nay, doanh nghiệp luôn hoạt động dưới công suất thực có.
Đơn cử, với nhóm sản phẩm ống thép, mức công suất hiện tại vào khoảng 1,8 - 1,9 triệu tấn/năm, bán trong nước chưa đến 1 triệu tấn/năm, cũng phải xuất khẩu. Tráng tôn mạ kẽm gần 2 triệu tấn công suất nhưng chỉ bán được quanh mức 1,1- 1,2 triệu tấn.
Nguyên nhân từ doanh nghiệp
Các doanh nghiệp lý giải nguyên nhân là do lãi suất cao, sức mua trên thị trường nội địa giảm... Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thép trở nên "lâm nguy” còn có nguyên nhân từ nội tại các doanh nghiệp.
Đó là đầu tư tràn lan; làm dự án theo kiểu "phong trào” bất chấp thị trường. Cung vượt xa cầu. Vì vậy, kể cả nền kinh tế không suy thoái, ngành sản xuất thép vẫn không thoát khỏi tình trạng lao đao. Những năm sắp tới, lĩnh vực này càng trở nên khốn đốn - chuyên gia khẳng định.
Hiện tại trên địa bàn cả nước có hơn 460 doanh nghiệp chuyên ngành sản xuất thép. Số lượng doanh nghiệp cũng như công suất toàn ngành tăng ở mức phi mã trong nhiều năm liên tục. Chỉ tính riêng ba loại sản phẩm (thép dài, thép dẹt, thép ống) công suất hơn 16 triệu tấn/năm. Mặt hàng thép xây dựng, nguồn cung chạm ngưỡng chín triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ tối đa dự kiến ở mức sáu triệu tấn, lượng hàng hóa thừa chiếm hơn 30%.
Thế nhưng, kỳ lạ hơn ở mặt hàng thép xây dựng, cung vượt xa cầu nhưng thời gian sắp tới lại có thêm năm nhà máy sản xuất thép chuẩn bị đi vào hoạt động. Vì vậy, muốn cứu được ngành thép thì phải chữa "căn bệnh” nội tại đã - ông Tuyển khẳng định.
Theo DDDN
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam