Nhiều nơi lo "vỡ trận", Nghệ An lại phấn đấu trồng 1.025ha bơ
Tuy mới có trên 44 ha bơ, nhưng hiện Nghệ An đang xác định nhiều giải pháp để đưa bơ trở thành loại cây trồng chủ lực của tỉnh.
Nghệ An hiện có 44,5 ha bơ, trong đó chủ yếu là Nghĩa Đàn 35 ha, TX.Thái Hòa 5 ha, Quế Phong 2 ha và Anh Sơn 2 ha. Với năng suất bình quân 85,36 tạ/ha, sản lượng mỗi năm hiện đạt trên 250 tấn, giá trị sản xuất của cây bơ đạt từ 150 - 200 triệu đồng/ha, trong khi bình quân toàn tỉnh mới chỉ đạt 75 triệu đồng/ha đất trồng trọt.
Đây được coi là loại cây giá trị, nhu cầu thị trường lớn, tuy nhiên, diện tích chưa nhiều, chủ yếu trồng xen, chưa có quy hoạch cụ thể. Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế biến mà chỉ mới chế biến thủ công, chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh và một phần đưa ra Hà Nội.
Với mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có 1.050 ha bơ, Nghệ An chủ trương sẽ đầu tư phát triển khoảng 800 ha trên địa bàn các huyện vùng Phủ Quỳ như Nghĩa Đàn, TX. Thái Hòa và Quỳ Hợp để xây dựng và phát triển thương hiệu bơ Nghĩa Đàn, từ đó mở rộng ra các địa phương khác.
Ngoài 3 huyện chủ lực trên, cây bơ sẽ được trồng ở Quế Phong, Anh Sơn, Tương Dương, Diễn Châu và Hưng Nguyên.
Dự kiến đến năm 2025, Nghệ An sẽ đạt sản lượng 4.125 tấn bơ và năm 2030 đạt khoảng 15.750 tấn.
"Để đảm bảo tiêu thụ ổn định, tỉnh đang có chủ trương thu hút đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến và bảo quản hoa quả (trong đó có sản phẩm quả bơ) tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Đàn, tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng hướng tới xuất khẩu” - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, ông Hoàng Nghĩa Hiếu cho biết.
Dự án ứng dụng tiến bộ KH-CN nhân giống và trồng thử nghiệm cây bơ với quy mô 3 ha đang được triển khai tại Nghĩa Đàn là cơ sở để cung cấp giống bơ cho Nghệ An, một phần cho các tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa trong thời gian tới.
Sau khi đã có vùng nguyên liệu ổn định, Nghệ An sẽ đẩy mạnh thu hút, liên kết với các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm từ quả bơ như bột dinh dưỡng, xà phòng, mỹ phẩm, dược phẩm... để nâng cao giá trị gia tăng.
Đồng thời, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất bơ; đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng theo chuỗi giá trị trong sản xuất. Lựa chọn, bố trí mỗi huyện 1 mô hình trồng mới bơ để làm cơ sở chuyển giao ứng dụng KHKT - CN, học tập, nhân rộng phát triển cây bơ.
Ngoài thị trường tiêu thụ quả bơ tươi ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, tỉnh sẽ kết nối với doanh nghiệp mở rộng sang thị trường Trung Quốc theo trục đường Hồ Chí Minh; đồng thời khai thác hiệu quả thị trường nội tỉnh và các tỉnh lân cận; xây dựng nhà máy chế biến, khai thác phát triển thị trường sang các nước phát triển Mỹ, EU,…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thách thức bủa vây thị trường chứng khoán: Xuống tiền mã ngành nào?
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Giải pháp quản lý năng lượng thông minh cho doanh nghiệp
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt