Thị trường

Nhu cầu khí đốt của Nga vẫn tăng vào năm 2016

(DNVN) - Theo số liệu sơ bộ, xuất khẩu của Tập đoàn khí đốt Gazprom đến các nước châu Âu trong nửa đầu của năm 2016 tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2015, chủ tịch Hội đồng quản trị Alexey Miller cho biết trong cuộc họp cổ đông thường niên của tập đoàn.

"Vào năm 2016, xu hướng tăng nhu cầu khí đốt của Nga được lưu giữ. Theo số liệu sơ bộ, trong nửa đầu năm 2016 "Gazprom"đã đưa vào các nước châu Âu lượng  khí đốt tăng 14,2%, (hay 10,6 tỷ m3), so với cùng kỳ của năm 2015", — ông Miller nói.

Đặc biệt, theo ông, xuất khẩu sang Đức tăng 1,5 tỷ m3, ở Ba Lan tăng 1,3 tỷ m3, Pháp tăng 1,4 tỷ m3 khí đốt.

Trong một diễn biến liên quan, mới đây, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn khí đốt Gazprom, Andrey Kruglov tuyên bố cũng tuyên bố rằng, tập đoàn không thấy nguy cơ liên quan đến việc Vương quốc Anh rời khỏi EU.

Tuần trước tại Anh đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của nước này. Theo số liệu chính thức, ủng hộ việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu có 51,9% bình chọn.  

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn khí đốt Gazprom Alexey Miller.

Theo đánh giá, việc Anh rời khỏi EU sẽ là cú giáng mạnh với liên minh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới hiện nay với gần nửa tỷ người, đặc biệt là những tập đoàn dầu khí của Nga cũng không phải ngoại lệ.

Ngân hàng JPMorgan trong một nghiên cứu hôm thứ 26/6 vừa qua cho rằng, "Gazprom" nằm trong danh sách các công ty dễ bị tổn thương nhất trước tác động của Brexit. 

Các nhà phân tích JP Morgan giải thích kết luận này, cho rằng có 68% giá trị tổng sản lượng của "Gazprom", và tỷ lệ phần trăm lớn của lợi nhuận năm 2015 thu được  từ xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường châu Âu.

Tuy nhiên, đại diện Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom đã phản bác điều này. "Tôi không biết JPMorgan tính toán theo logic nào và dùng phương pháp gì để đánh giá Brexit ảnh hưởng xấu đến Gazprom và Gazprom là công ty có nguy cơ rủi ro cao nhất. Về phần mình, chúng tôi không thấy rủi ro". — Ông Kruglov nói.

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo