Nhu cầu tiêu dùng kể cả xăng dầu đều giảm
Đó là cách lý giải cho thực trạng hiện nay về xăng dầu cũng như các mặt hàng bán lẻ khác tại thị trường trong nước của lãnh đạo Bộ Công thương tại buổi họp báo thường niên diễn ra vào ngày 5/3/2012 tại Hà Nội.
Theo ông Võ Văn Quyền (Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) thì đúng là trong thời gian gần đây tại Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh hay địa bàn Hà Nội xuất hiện một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu đóng cửa đột ngột hoặc xin giảm thời gian bán hàng. Ông khẳng định hiện tượng này sẽ khó tái diễn thêm.
Cùng với đó, việc xử lý nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu vi phạm cũng được Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường ông Nguyễn Văn Nam báo cáo đã rút giấy phép 14 cửa hàng kinh doanh xăng gian lận, kiểm tra 2.228 vụ, vẫn còn hơn 200 vụ cần xử lý.
Theo như các cơ sở phản ánh thì hiện nay giá cơ sở đang vượt giá bán lẻ. Nguyên tắc giá vận hành theo thị trường mặt khác vẫn phải đảm bảo ổn định thị trường đảm bảo an sinh xã hội.
Do đó, trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ chủ động phối hợp với Bộ Tài chính chủ trì vấn đề giá cả xăng dầu nhằm đảm bảo vận hành theo thị trường. Điều này cần dng các lộ trình khác nhau để xử lý.
Bên cạnh đó ông Quyền còn đưa ra một số giá bán lẻ của nhiều nước lân cận giá xăng đang ở mức cao như Trung Quốc giá xăng A92 là 26.288đ, Lào 27.316đ, Campuchia: 28.300đ. Việc giá cả thị trường các nước xung quanh đi trước cũng tạo ra một áp lực rất lớn khiến cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trở nên khó khăn hơn.
Ý kiến dùng thuế của nhà máy lọc dầu Dung Quất nhằm bình ổn thuế xăng dầu trong nước không nằm trong quyền hạn của Bộ Công Thương. Trừ thuế xuất nhập khẩu còn lại các loại thuế khác đều phải thông qua Quốc hội.
Bên cạnh đó, một điều chắc chắn có thể khẳng định do nguồn cầu trong hai tháng đầu năm nói chung đều giảm trong đó không loại trừ cả nhu cầu về xăng dầu. Việc nhập khẩu xăng dầu 2 tháng đầu năm cũng đã giảm 31%. Sức tiêu thụ của người dân tăng thấp nhất trong thời gian qua chỉ ở mức 2,4%.
Sự khủng hoảng kinh tế nói chung ảnh hưởng khá nhiều tới đời sống của người dân khiến cho sức mua, sức tiêu thụ rất nhiều mặt hàng giảm đáng kể. Tình trạng hàng tồn đọng diễn ra ở nhiều siêu thị còn một số đại lý bán lẻ xăng dầu cũng vì nguồn cầu giảm nên có xin phép giảm giờ bán hàng.
Giải thích về việc trong thời gian gần đây một số đại lý phân phối của siêu thị Fivimart đóng cửa, ông Quyền cho rằng điều này không có gì quá nghiêm trọng. Nguyên nhân thực chất do nhiều đại lý phân phối của nhiều siêu thị trong đó có Fivimart phải tạm đóng cửa do không tiếp cận được với đất đai.
Nhiều đại lý đã hết hạn thuê đất hoặc người sở hữu đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vì vậy, trong thời gian tới. Chính phủ sẽ có nhiều chính sách ưu đãi giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được đất đai. Về lâu dài, hệ thống bán lẻ vẫn sẽ phát triển.
Cũng thông qua mức bán lẻ thị trường trong nước cho thấy dường như sức mua tiếp tục đang giảm dưới tác động của nhiều yếu tố khiến cho tình hình tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn cần phải giải quyết.
Kiến An
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển