Những "cụ rùa" nổi tiếng nhất hành tinh
"Cụ rùa" Hồ Gươm
Rùa hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus leloii, họ Ba Ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudines), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn). Trước đó, rùa hồ Gươm gồm có bốn cá thể nhưng có ba cá thể đã chết từ lâu (một được lưu trong đền Ngọc Sơn, một lưu trong kho của Bảo tàng Hà Nội và một đã chết năm 1962 - 1963 tại vườn hoa Chí Linh).
Cụ rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường. Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
Theo di thể rùa chết vào thập niên 1960 hiện lưu giữ trong đền Ngọc Sơn thì cá thể đó cân nặng 250 kg với chiều dài 2,1 m và chiều rộng 1,8 m. Cá thể mà thành phố Hà Nội bắt để chữa trị vết thương trên thân rùa hồi tháng 4 năm 2011, giống cái, nặng 169 kg với chiều dài toàn thân của Rùa là 185 cm; chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm.
Rùa Hồ Gươm từ lâu đã được người Việt gọi là "Cụ" với hàm ý tôn kính, và đây cũng là biểu tượng gắn liền với truyền thuyết Gươm thần và lịch sử giữ nước, là phần tâm linh đáng trân trọng. Tuy nhiên, cá thể rùa được coi là cuối cùng ở Hồ Gươm đã chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016.
Con rùa làm nghề... truyền giáo
Được thế giới biết đến với cái tên "Pepe nhà truyền giáo", chú rùa này sinh sống trên quần đảo Galapagos lừng danh. Nhà truyền giáo có một không hai này nằm trong loài Chelonoidis becki, là nhánh lớn nhất trong tổng số hơn 10 loài rùa trên quần đảo Galapagos.
“Pepe nhà truyền giáo” được một gia đình từ đảo San Cristobal nuôi từ những năm 1940 trước khi được tặng cho các nhà truyền giáo năm 1967.Sự nổi tiếng của chú rùa này đã kéo rất nhiều du khách tới quần đảo Galapagos, có những người bất chấp đi cả nửa vòng trái đất tới đây chỉ để tận mắt nhìn thấy và được chụp ảnh với "Pepe nhà truyền giáo".
Tuy nhiên, nhà truyền giáo đặc biệt này đã qua đời ở tuổi 60 vào năm 2014, Victor Carrion - Giám đốc của vườn quốc gia Galapagos đã lên tiếng xác nhận rằng "Pepe nhà truyền giáo" đã chết vì lý do tuổi tác.
Ngài rùa "Super Diego"
Chú rùa "Super Diego" đã cứu vớt toàn bộ giống nòi của mình khỏi đại họa diệt chủng. Con rùa này thuộc dòng Espanola, loài rùa này có thể đạt trọng lượng lên tới gần 300kg/1 cá thể. "Super Diego" đã có hàng trăm chú rùa con, đóng góp vào việc giải thoát nạn tuyệt chủng cho loài rùa khổng lồ này trên quần đảo Galapagos.
Năm 1960, các nhà khoa học đã rất bàng hoàng khi nhận ra loài rùa Espanola trên đảo Galapagos gần như đã không còn. Ngay sau đó, như một phương án "thần kì", "Super Diego" đã được đưa tới Trung tâm nghiên cứu Charles Darwin tại Ecuador và bắt đầu quá trình sinh sản của mình. Chú rùa này ngay sau đó đã được các nhà khoa học "vinh danh" là cá thể rùa lớn nhất, khỏe nhất, già nhất sinh sống trong cuộc sống nuôi nhốt. Đồng thời,"Super Diego" cũng đã lập kỉ lục khi trở thành cha của gần 1.000 cá thể rùa con.
Chú rùa thọ nhất hành tinh
Con rùa thọ nhất hành tinh tính tới thời điểm hiện tại có tên Jonathan, đây là 1 trong 3 cá thể rùa sống sót từ năm 1882 trên đảo St Helena. Các nhà khoa học đã tính toán rằng vào năm 1882, Jonathan đã 50 tuổi và hiện tại "cụ rùa" này đã sống tới khoảng 183 năm. Jonathan cũng được xác định thuộc loài Seychelles (một trong những loài rùa lớn nhất thế giới), khi trưởng thành, loài rùa này có thể đạt tới trọng lượng gần 300kg.
Tháng 12.2015, rùa Jonathan được các nhà khoa học thông báo là vẫn “khỏe mạnh”. Jonathan bị mù do bệnh đục thủy tinh tế, khứu giác đã mất, không thể tự tìm thức ăn nhưng thính giác vẫn rất tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo