Những điều cần biết về tàu sân bay Mỹ sắp đến Việt Nam
Đoàn tàu Hải quân Mỹ gồm tàu sân bay USS Carl Vinson (có chiều dài 332,8 m, chiều rộng 76,8 m, tốc độ 30 hải lý/ giờ), tàu tuần dương USS Lake Champain (chiều dài 173 m, chiều rộng 16,8m, tốc độ 32,5 hải lý/giờ) và tàu khu trục USS Wayne Emeyer (chiều dài 155,3 m, chiều rộng 20 m) sẽ thăm chính thức Đà Nẵng từ ngày 5-9/3 này.
Như chúng ta đã biết, USS Carl Vinson là hàng không mẫu hạm lớp Nimitz thứ ba của Mỹ, là 1 trong 10 tàu sân bay năng lượng hạt nhân lớp Nimitz, thuộc biên chế của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ. Đóng vai trò là kỳ hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 (CSG-1), tàu USS Carl Vinson hoạt động ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
USS Carl Vinson được đặt theo tên nghị sĩ Carl Vinson (bang Georgia) để ghi nhận những đóng góp của ông cho Hải quân Mỹ. Tàu được được đặt hàng vào năm 1974, hạ thủy năm 1980 và chính thức phiên chế năm 1982.
Với sức chứa hơn 5.000 thủy thủ, USS Carl Vinson được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ đầy đủ những nhu cầu của các binh sĩ khi di chuyển trên biển. Điều này cho phép Mỹ triển khai lực lượng quân sự hùng mạnh đến bất cứ ngóc ngách nào trên quả địa cầu, vào bất kỳ thời điểm nào.
Biểu tượng của USS Carl Vinson là chim đại bàng với hai cánh sải rộng và ngậm một biểu ngữ ở miệng với dòng chữ Latinh “Vis Per Mare” có nghĩa là “Sức mạnh của Biển cả”. Nhờ biểu tượng này, USS Carl Vinson còn mang biệt danh “Đại bàng vàng” của Hải quân Mỹ.
Được đặt hàng từ ngày 5/4/1974 tại nhà máy đóng tàu Newport News ở bang Virginia, Mỹ, tàu sân bay USS Carl Vinson hạ thủy sau đó chỉ 6 năm. Tới nay, con tàu hiện đại bậc nhất thế giới này đã gần bước qua tuổi 40. Nó có diện tích boong tàu gần 20.000 m2, có thể gọi là một lãnh thổ nổi của Mỹ trên biển, một căn cứ quân sự có khả năng biểu dương sức mạnh quân sự hùng mạnh trên không và trên biển. Chi phí đóng tàu lên tới 3,8 tỷ USD vào những năm 1974. USS Carl Vinson có chiều dài hơn 3 sân bóng, nặng 95.000 tấn. Tàu USS Carl Vison có thể mang khoảng 70 máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát, vận tải cùng dàn vũ khí tối tân.
USS Carl Vinson góp phần vào việc gìn giữ an ninh quốc phòng Mỹ khi thực hiện những nhiệm vụ quan trọng. Các quân nhân trên tàu được trang bị các tiện nghi thiết yếu và các công cụ giải trí, luyện tập nhằm giúp họ cảm thấy nơi đây thân thuộc như ngôi nhà thứ 2.
Do là tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân nên USS Carl Vinson có thể hoạt động lên tới 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Tàu sân bay này cũng có chức năng chống ngầm. Lần duy nhất USS Carl Vinson phải tiếp nhiên liệu là vào tháng 11/2005 khi tàu này trải qua quá trình nâng cấp, hiện đại hóa. Quá trình này kéo dài từ năm 2005 tới tận năm 2009 mới kết thúc. Từ năm 2009 tới nay đã gần 10 năm, kể cả công nghệ hạt nhân có phát triển tới đâu đi chăng nữa thì chắc chắn một điều, các lõi phản ứng hạt nhân A4W trên tàu sân bay USS Carl Vinson cũng sẽ phân rã hết trong khoảng 15 năm tới.
Tàu chiến này từng thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng của Hải quân Mỹ, như vào tháng 12/1998, USS Carl Vinson từng được triển khai tới Vịnh Persian và tiến hành các cuộc không kích để hỗ trợ chiến dịch Cáo Sa mạc; tham gia chiến dịch ở Afghanistan - nơi các máy bay trên tàu sân bay này đã thả 3.303 kg đạn dược để hỗ trợ các lực lượng bộ binh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao