Tin tức - Sự kiện

Những hậu quả do bệnh béo phì gây ra

Bệnh béo phì cũng là cánh cửa dẫn đến rất nhiều bệnh tật và đe dọa cuộc sống khỏe mạnh của bạn.


Bệnh béo phì là tình trạng chất béo lưu trữ trong cơ thể vượt quá mức cho phép. Ở người đàn ông, lượng chất béo vượt quá 25% so với tổng lượng mỡ trong cơ thể thì bị coi là bị bệnh béo phì. Ở phụ nữ, tỉ lệ này là 30%.

Có nhiều cách khác nhau để phân loại béo phì. Xét theo sự phù hợp với nội tiết và tác nhân gây các bệnh chuyển hóa thì có thể chia thành bệnh béo phì đơn giản, béo phì cấp trung và béo phì do thuốc gây ra.

Béo phì ngày nay được coi là một bệnh lý đang có xu hướng ngày càng dễ gặp ở nhiều người. Bệnh béo phì cũng là "cánh cửa" dẫn đến rất nhiều bệnh tật và đe dọa cuộc sống khỏe mạnh của bạn.

Dưới đây là 7 bệnh được coi là hậu quả do bệnh béo phì gây ra.

Cholesterol cao


Một trong những rủi ro lớn trong tình trạng thừa cân là sự phát triển của hàm lượng cholesterol cao. Bệnh béo phì làm tăng mức độ chất béo trung tính và cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Những người béo phì thường có mức độ cholesterol tốt (HDL) thấp. Mức độ LDL cao và HDL thấp là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch mà kết quả trong việc thu hẹp các mạch máu dẫn đến bệnh tim mạch.

Đau tim và cao huyết áp

Bệnh béo phì và thừa cân có liên quan đến một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (đau tim).

Bệnh béo phì là tình trạng khiến cholesterol trong máu tăng cao. Cholesterol được tích lại trong mạch máu sẽ ức chế dòng máu và có thể dẫn tới đau tim, cao huyết áp hoặc đột quỵ.

Các bác sĩ thường khuyên những người mắc bệnh cao huyết áp nên tập thể dục và duy trì trọng lượng cơ thể để giảm thiểu bệnh .

Gout


Một người bị bệnh béo phì có khả năng phát triển bệnh gout cao gấp 4 lần so với những người có trọng lượng cơ thể bình thường. Khi bị bệnh béo phì, nồng độ axit uric trong máu tăng dẫn đến các khớp bị đau, viêm, đỏ... mức độ bệnh gout càng nặng hơn. Khi giảm cân, nồng độ axit uric trong máu có thể giảm, đồng thời giảm ảnh hưởng đến bệnh gout.

Tiểu đường loại 2


Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Nói đơn giản hơn thì những người có trọng lượng cơ thể nặng hơn bình thường sẽ tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Béo phì khiến hormon insulin do tuyến tụy tiết ra hoạt động không hiệu quả, không thể giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường. Lúc này, tuyến tụy sẽ cố gắng sản sinh nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, thì việc sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ giảm đi và khi đó bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường týp 2.

Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ não, mù lòa, thất bại thận và hại thần kinh...

Trào ngược axit


Bệnh béo phì làm tăng trào ngược vì mỡ bụng sẽ tạo áp lực trên vòng cơ ở phía dưới của thực quản - ống kết nối từ cổ họng xuống dạ dày. Khi xuất hiện các áp lực lên thực quản, axit trong dạ dày chảy ngược trở lại. Tình trạng này dẫn đến chứng ợ nóng.

Viêm xương khớp


Trọng lượng cơ thể tăng lên gây sức ép nhiều hơn lên các cơ trên cơ thể. Thừa cân thậm chí tạo sức ép lên các khớp như khớp gối, và do đó tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp.

Ung thư

Khi bạn tăng cân quá mức, các cơ chế hoạt động trong cơ thể như hệ hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch cũng bị ảnh hưởng theo và giảm hiệu quả hoạt động. Do đó, nó làm tăng nguy cơ tích tụ các độc tố lại trong cơ thể và về lâu dài đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.

 

Minh Tâm ( Theo afamily )

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo