Tin tức - Sự kiện

Những lợi ích từ CDM

Nghị định thư Kyoto chứa đựng những điều khoản liên quan đến ba cơ chế linh hoạt làm cho việc giảm phát thải được thực hiện ở mức chi phí thấp nhất.

Cơ chế CDM là một trong ba cơ chế đó cho phép các quốc gia bị ràng buộc với những mục tiêu giảm GHG (các nước trong phụ lục 1) được xây dựng các dự án tại các quốc gia không thuộc phụ lục 1 (các nước đang phát triển). Cơ chế CDM cho phép các dự án giảm phát thải có đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của nước sở tại được hưởng lợi từ việc giảm phát thải thông qua việc mua bán Chứng nhận Giảm Phát thải (CERs) khí GHG của các dự án CDM.

 

Cho đến thời gian gần đây thì các quốc gia mà Đan Mạch hướng các dự án CDM của mình vào bao gồm Ma-lai-xia, Thái lan, Nam Phi, Trung Quốc và In-đô-nê-xia. Kể từ năm 2008 đến nay Đan Mạch luôn đóng vai trò tích cực tại Việt Nam trong việc xác định và hỗ trợ xây dựng các dự án CDM.



Đầu tư và Lợi nhuận



Với cam kết phải cắt giảm GHG, các quốc gia công nghiệp hóa phải đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ với chi phí rất tốn kém mà hiệu quả mang lại không cao thì có một cách làm tốt hơn là tiến hành đầu tư những dự án CDM ở những nước đang phát triển, nơi trình độ công nghệ chưa cao, môi trường chưa bị ô nhiễm nặng, với chi phí đầu tư thấp hơn nhiều. Đổi lại, các doanh nghiệp đầu tư nhận được chứng chỉ giảm phát thải đã được công nhận (CERs) để áp dụng vào chỉ tiêu cắt giảm phát thải ở quốc gia mình.



Những quốc gia đang phát triển không bị ràng buộc bởi cam kết phải cắt giảm khí nhà kính của nghị định thư Kyoto có thể cải thiện tình hình kinh tế, xã hội và môi trường từ nguồn tài chính và công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ những dự án CDM. Ở mức độ toàn cầu, thông qua các dự án giảm phát thải, CDM có thể khuyến khích đầu tư quốc tế, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới.

 

Bởi vậy ngay từ đầu CDM đã giành được sự quan tâm đặc biệt của cả những nước đang phát triển và những nước công nghiệp hóa.



Nếu một công ty của Việt Nam (chủ dự án) nhờ đầu tư vào cải thiện sản xuất hoặc mua công nghệ mới mà giảm được việc sử dụng năng lượng thì chủ dự án đó có thể sẽ được trả tiền cho nỗ lực tiết kiệm năng lượng của mình (CERs) thông qua dự án đầu tư đó. Dự án phải tuân theo những yêu cầu nghiêm ngặt và cuối cùng là phải được LHQ phê duyệt.

 

Yếu tố quan trọng để một dự án CDM được phê duyệt đó là mức độ giảm phát thải có trong kế hoạch sẽ không thể đạt được nếu thiếu sự khích lệ bổ sung mà chứng nhận giảm phát thải mang lại, một khái niệm được biết đến với tên gọi “tính bổ sung”.



Với vai trò như một công cụ, CDM đưa ra một phương án đôi bên cùng có lợi cho tất cả các bên tham gia: Chủ dự án tăng được lợi nhuận đầu tư vào dự án bằng cách bán chứng nhận CERs được cấp cho Chính phủ Đan Mạch hoặc cho một doanh nghiệp thầu mua của Đan Mạch. Những nhà cung cấp công nghệ và bí quyết cho dự án có cơ hội mở rộng thị trường của mình

 

. Các bên xây dựng dự án có thêm bí quyết và đóng góp các dịch vụ tư vấn cho dự án. Đồng thời, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các dự án CDM đóng góp vào sự phát triển bền vững thông qua cải thiện điều kiện môi trường và mang lại công nghệ, bí quyết và những lợi ích kinh tế cho đất nước, còn bên mua CERs, có thể là Đan Mạch hoặc một doanh nghiệp của Đan Mạch, lại có được một phương thức tiết kiệm chi phí khi thực hiện được cam kết giảm phát thải theo Nghị định thư Kyoto.

 

DmC Group

PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo