Những món trẻ nên và không nên ăn ngày Tết
Theo PGS.TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Hữu nghị, nhận định: “Các món ăn trong ngày tết thường chứa nhiều chất đạm, đường, dầu mỡ với số bữa ăn tăng đáng kể và không có giờ giấc cụ thể sẽ khiến cả người lớn và trẻ nhỏ có thể gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa. Đặc biệt, sự nuông chiều con trong ngày tết có thể làm tăng nguy cơ phá vỡ thực đơn ăn uống hợp lý, làm hỏng nếp sinh hoạt của trẻ”.
Nguyên nhân của thực trạng này được lý giải bởi nhiều lý do, một phần do các bậc phụ huynh chiều con, muốn con được vui vẻ, thoải mái trong ngày tết, một phần vì nhiều phụ huynh xuề xòa hơn trong việc đảm bảo thực đơn dinh dưỡng của trẻ…
Những thực phẩm nên bổ xung cho trẻ
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh dưới dạng luộc như: su hào, bắp cải, bí xanh, su su... trong ngày Tết.
- Thay nước ngọt bằng sữa tươi không đường hoặc sữa bột tách béo.
- Nên tăng cường các món ăn từ cá: cá hấp, cá om canh dưa.
- Thay tôm rán bằng tôm hấp hoặc luộc
- Nên chế chế biến các món ăn ít béo cho trẻ như: bún riêu cua, bún canh măng, miến nấu thịt nạc, bún nấu cá rau cần... hoặc ăn lẩu trong các bữa sum họp gia đình.
- Bổ xung những loại quả chín, ít ngọt như bưởi, cam, quýt, dưa hấu cho trẻ.
- Để cân bằng tính nóng do một số thực phẩm ngày Tết gây ra, các bậc phụ huynh có thể cân nhắc cho bé uống những loại sữa có tính mát như sữa dê.
- Cần cho trẻ bổ sung nhiều nước hơn ngày thường để bù lại lượng nước và năng lượng đã mất đi trong quá trình di chuyển, đùa nghịch nhiều.
Hạn chế các thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán, nếu ăn thì nên luộc hoặc hấp lại cho nóng. Khi đã ăn bánh chưng thì không nên ăn thêm cơm hoặc các loại tinh bột khác.
- Không nên ăn cơm rang, hạn chế ăn nem rán.
- Không cho trẻ ăn vặt, vẫn phải theo bữa.
- Hạn chế trẻ ăn bánh, mứt, kẹo và nước ngọt
- Đối với các bé còn trong giai đoạn ăn bột, ăn cháo vẫn phải tuân thủ đúng như các bữa ăn trong ngày thường. Không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, mứt, uống nước ngọt trước các bữa ăn. Điều này sẽ làm trẻ ngang dạ (đường huyết tăng cao, ức chế tiết men tiêu hóa) sẽ không ăn được các thức ăn trong bữa chính dẫn đến biếng ăn và suy dinh dưỡng.
- Ngày Tết thường hội tụ quá nhiều các thức ăn bổ dưỡng, nhiều năng lượng như: bánh kẹo, mứt, giò chả, xúc xích, lạp sườn, thịt đông bánh chưng… nên nguy cơ dẫn đến thừa cân béo phì cũng rất cao.
- Sữa là một thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe của trẻ nhưng nó cũng có thể gây hại cho trẻ. Có thể trẻ thích uống sữa và luôn uống sữa thay thế các bữa ăn nhưng bạn cần biết rằng nếu uống nhiều sữa có thể khiến trẻ bị đầy bụng, cơ thể thiếu chất nhưng lại làm bạn tăng cân...
Vì vậy, trong những ngày nghỉ lễ, cho dù trẻ có mải vui mà bỏ qua các bữa ăn thì cũng đừng chọn sữa là thức uống chủ yếu. Hãy uống với mức độ vừa phải để khỏe mạnh, đồng thời ăn uống các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể trẻ.
Hạn chế đồ chiên, đồ ngọt, nước uống có ga cho trẻ.
- Đồ ngọt: Trẻ có thói thích ăn đồ ngọt. Đặc biệt, những ngày tết nếu bạn không kiểm soát trẻ có thể ăn thoái mái bánh kẹo mà không kiểm soát được. Duy trì liên tục thói quen này sẽ gây hại cho trẻ rất nhiều.
Đặc biệt, ăn ngọt sau bữa ăn sẽ làm cắt giảm sự hấp thụ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm đã ăn trước đó, đồng thời lại làm tăng lượng đường tích tụ vào cơ thể.
- Đồ chiên rán: Món rán là món được rất nhiều trẻ nhỏ ưa chuộng trong những ngày lễ, ví dụ như khoai tây chiên, thịt rán...
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Harvard thì khoai tây là một trong các loại thực phẩm sẽ khiến tăng cân rất nhanh nếu ăn nhiều, dù là ăn trong thời gian ngắn, đặc biệt là món khoai tây chiên. Và các món rán nói chung thường góp phần làm cho lượng cholesterol trong cơ thể bạn tăng lên.
Bên cạnh đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần tuân thủ giờ giấc ngủ nghỉ, chơi đùa cho trẻ trong dịp Tết.
Minh Thúy ( Theo kienthuc.net)
End of content
Không có tin nào tiếp theo