Những nữ "cửu vạn" không có ngày 8-3
Khi thành phố đang chìm trong giấc ngủ thì khu chợ đầu mối rau quả bên sông Tam Bạc (Hải Phòng) bừng dậy như một thế giới khác.
Những cơn mưa nặng hạt dường như cũng chẳng thể dập tắt không khí lao động hối hả nơi đây. Chúng tôi bắt gặp tại chợ đầu mối này lượng nữ "cửu vạn" đông không kém nam giới. Đa phần họ đi thồ hàng, làm bốc vác, hoặc đem hàng từ nhà lên chợ đổ buôn cho các cửa hàng bán lẻ.
Đã quen với cuộc sống lấy đêm làm ngày, những người phụ nữ này oằn vai gánh từng thúng rau củ, hoa quả nặng gấp 2-3 lần cân nặng của họ để đổi mồ hôi lấy miếng cơm manh áo. Lấm tấm những giọt mồ hôi, họ vẫn lặng lẽ làm những công việc nặng nhọc vốn thuộc về cánh đàn ông sức dài vai rộng. Mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện khác nhau nhưng giữa họ đều chung gánh nặng mưu sinh vất vả vì gia đình, con cái...
Hai giờ sáng bắt đầu đi từ Đồ Sơn lên chợ đầu mối để giao hàng, chị Nguyễn Thị Thủy đều đặn làm công việc này đã được 25 năm. Chị kể, số ngao chị đổ buôn hàng ngày đều mò được dưới biển, rồi đi mua thêm của những người trong làng, trung bình mỗi ngày đem hơn 20 cân ngao lên chợ bán. Là phụ nữ nhưng có sức khỏe, lại chịu khó lao động, chị chẳng ngại mò ngao bắt ốc, đi giao hàng từ khi trời tờ mờ sáng.
Chị Thủy tâm sự: “Số tiền kiếm được mỗi tháng tôi đều chắt chiu, dành dụm cho cô con gái học đại học ở Hà Nội. Nó học giỏi, thi đỗ sư phạm nên được miễn học phí, đỡ được phần nào cho bố mẹ. Chỉ mong sao cháu tu chí học hành, còn chuyện kiếm tiền thì dù có vất vả mấy tôi cũng chịu được”.
Tại một góc nhỏ cạnh bờ sông, hai chị Hiền và Biên (quê ở Hải Dương) đang tranh thủ lúc vắng khách để nhóm lửa nấu đồ ăn sáng. Dưới ánh lửa bập bùng ấm áp, những người phụ nữ hồ hởi trò chuyện cùng nhau, rồi chốc chốc lại phá lên cười sảng khoải. Họ dường như chẳng còn để ý đến những bộn bề, lo toan trong cảnh mưu sinh khó nhọc. Ngày nào cũng vậy, cứ từ 12h đêm là các chị bắt đầu đi từ Hải Dương xuống Hải Phòng để giao hàng tại chợ đầu mối, bán tới 7h sáng lại quay về.
Trong khung cảnh tấp nập kẻ mua người bán, gánh hàng cháo của chị Đặng Thị Mai Anh (nhà ở ngõ Tam Kỳ - Lê Chân) bốc khói nghi ngút, thu hút nhiều khách tới mua. Vừa thoăn thoắt múc cháo cho khách, chị vừa vui vẻ cho biết: “Đây là nghề gia truyền đã gắn bó với tôi được 25 năm. Mỗi ngày, tôi dậy từ 3h sáng để đẩy xe cháo đến đây, bán đến 9h thì hết hàng. Trung bình kiếm được khoảng 200 nghìn đồng/ngày”.
Lọ mọ từ 3h sáng, chị Tâm (ở Kiến An) thồ gần 2 tạ rau, củ trên chiếc xe máy cũ kĩ, chạy từ chợ đầu mối về đến chợ An Dương bán hàng. Hối hả cho kịp giờ bán, chị cho biết mình đã quen thuộc với công việc thồ hàng nặng nhọc mấy năm nay mà không cần có sự giúp đỡ của ông xã.
Dân tứ xứ thập phương đổ dồn về chợ đầu mối lớn nhất thành phố từ lúc 1 giờ sáng. Và cứ thế họ cặm cụi làm công việc trong ánh đèn đêm, bất chấp thời tiết giá rét. Nhọc nhằn mưu sinh với công việc buôn bán vất vả, song những người phụ nữ này chẳng hề than vãn lấy nửa lời. Ngày mùng 8-3 đối với họ không hoa,
Theo An Ninh Hải Phòng
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dự báo thời tiết ngày mai 8/11 trên cả nước: Hà Nội chuyển rét, có nơi 19 độ, TP Hồ Chí Minh xuất hiện mưa rào
PC Đà Nẵng: Xử lý kịp thời các trường hợp sản lượng điện tăng bất thường
Đà Nẵng: Cấm một số loại ô tô trên Quốc lộ 1 giờ cao điểm
Nhiều hoạt động mới lạ, hấp dẫn tại Festival Hoa Đà Lạt năm 2024
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế
Cột tin quảng cáo