Những vấn đề hậu Thế vận hội mùa đông Sochi 2014 sẽ được giải quyết như thế nào?
Theo một số quan chức của Nga, ngân sách chi cho hậu thế vận hội có thể tăng thêm 7 tỷ USD để duy trì các địa điểm thi đấu và các cơ sở hạ tầng khác trong ba năm tới.
Có một điều rõ ràng rằng chặng đường của hậu thế vận hội còn rất dài. Vậy mà các kế hoạch của Tổng thống Nga Vladimir Putin mới chỉ tính đến 17 ngày diễn ra thế vận hội.
Costas Mitropoulos, cựu lãnh đạo quỹ giám sát hoạt động của Thế vận hội Athen của Hi Lạp, nhận định: “Các tùy chọn sử dụng sau khi sự kiện kết thúc phải được các nhà tổ chức tính toán từ rất sớm. Vấn đề không chỉ là chi phi bảo trì các công trình mà còn phải tính tới sự lãng phí nguồn vốn”.
Hi Lạp đã chi khoảng 11,6 tỷ USD cho Thế vận hội mùa Hè năm 2004 và vẫn đang đau đầu để phát triển Hellenikon, một sân bay cũ được sử dụng để xây dựng các địa điểm thi đấu trong thế vận hội. Có diện tích gấp đôi Công viên Trung tâm của New York, công trình hiện là công trình BĐS đô thị không được sử dụng lớn nhất châu Âu.
Cũng theo thông tin của Bộ Xây dựng Nga, kể từ khi Sochi nhận được quyết định đăng cai thế vận hội năm 2007, các công ty của Nga đã xây dựng 14 địa điểm thi đấu, bao gồm một sân vận động chính với sức chứa 40.000 người, và hơn 19.000 phòng khách sạn. Ngoài ra, 260 km đường bộ, 200 km đường tàu, 54 cây cầu và 22 đường hầm đã được xây dựng. Mạng lưới điện, hệ thống nước thải, sân bay, cảng biển đều được tu sửa và mở rộng.
Tuy nhiên, Elena Anikina, nhà đàm phán hàng đầu của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế cho biết: “Còn rất nhiều việc cần thực hiện để giải quyết các vấn đề hậu thế vận hội. Ví dụ, hai sân vận động khúc côn cầu được dự kiến chuyển thành các trung tâm huấn luyện thể thao dành cho trẻ em, còn trung tâm truyền thông chính sẽ được tu sửa thành một khu phức hợp mua sắm và giải trí. Tuy nhiên, các công trình này sẽ được tài trợ như thế nào vẫn còn là một câu hỏi đang được bỏ ngỏ cho ban tổ chức thế vận hội.
Tổng thống Putin cho biết Sochi không nên phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách của chính phủ để phát triển trong tương lai sau khi Nga đã đầu tư một khoản ngân sách khổng lồ để khuấy động “vùng nước đọng yên ắng này của Biển Đen”.
Tuy nhiên, cho dù Sochi tìm được các nguồn tài trợ khác, thì chính phủ Nga vẫn phải chi trả cho việc bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng xây mới và sửa chữa lại một số địa điểm thi đấu tới ít nhất là năm 2016 để tránh các vấn đề mà Athen và các thành phố chủ nhà khác gặp phải trước đó. Chi phí cho các hoạt động này có thể lên tới 2 tỷ USD/năm, gấp 34 lần ngân sách Nga chi hiện nay.
Trên thực tế, ngân sách ba năm của Nga đã thâm hụt 401,5 tỷ USD trong năm 2014, bao gồm 66 triệu USD chi cho các dự án phục vụ thế vận hội. Theo Bộ Xây dựng Nga, số tiền này cũng không đủ để chi trả cho các hóa đơn công trình hạ tầng kỹ thuật chứ chưa tính tới các khoản chi phí phát sinh khác. Thâm hụt ngân sách, chưa tính tới chi phí cho Thế vận hội Sochi, được dự báo sẽ tăng lên mức 11,2 tỷ USD trong năm 2014, chiếm 0,5% GPD của Nga.
Tổng thống Putin và các quan chức cấp cao của Nga cho rằng các khoản đầu tư vào Sochi sẽ đủ sức hút khách du lịch và bù đắp các chi phi hiện nay. Tuy nhiên, hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s lại có quan điểm ngược lại. Các mục tiêu tương tự từ các thế vận hội trước đều thất bại.
Trong vòng 60 năm qua, chỉ vài thành phố như Los Angeles (tổ chức thế vận hội năm 1984) và Barcelona (tổ chức thế vận hội năm 1992) thấy dược những cải thiện về kinh tế và tài chính sau khi đăng cai thế vận hội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo