Thị trường

Nợ và tù, hệ lụy của nhiều doanh nhân Việt

Năm 2011 khi nền kinh tế Việt Nam rơi vào một năm đầy khó khăn thì giới doanh nhân Việt cũng có một năm nhiều rắc rối

Doanh nghiệp vướng nợ nần, doanh nhân mất ghế 

 

Vào thời điểm Tập đoàn Hoa Sen (HSG) rơi vào khó khăn thì cũng là lúc ông Phạm Văn Trung được bổ nhiệm vào “ghế nóng”. Tuy nhiên, vị trí của ông đã nhanh chóng thay đổi chỉ sau 18 ngày khi ông xin từ chức vào cuối tháng 4.2011.

 

Tuy được Hội đồng Quản trị HSG nhận xét là “ứng viên phù hợp nhất cho vị trí CEO tập đoàn, sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm”. Tuy nhiên, thời thế đã không ủng hộ ông Trung khi vào thời điểm ông nhận nhiệm vụ mới cũng là lúc ngành thép đang gặp khó và HSG phải đối mặt với tình trạng nợ nần chồng chất và lãi suất cao ngất ngưởng.

 

Tính đến cuối năm 2011 (theo niên độ tài chính của HSG: từ 1.10.2010-30.9.2011), tổng nợ của HSG đã bằng 70% tổng tài sản và gấp 2,3 lần vốn chủ sở hữu. Nợ nần đã buộc doanh nhân Phạm Văn Trung nhanh chóng rời vị trí.

 

 

Hà Dũng (Indochina Airlines) bay cao té đau 

"Đại gia bay" Hà Dũng

 

Vào tháng 5.2008, hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, Indochina Airlines chính thức được thành lập và tháng 11.2008 bầu trời bay Việt Nam đã trở nên đông đúc hơn khi xuất hiện thêm máy bay của Indochina. Tuy nhiên, sự thay đổi đó đã nhanh chóng biến mất vào thời gian một năm sau đó khi hãng hàng không này bị Bộ Giao thông Vận tải rút giấy phép hoạt động. 



Nguyên nhân của sự việc được chỉ ra là do những khoản nợ khổng lồ mà đại gia Hà Dũng, ông chủ của hãng bay phải gánh. Hà Dũng đã bị cấm xuất cảnh do vụ kiện giữa ông vàNgân hàng Á Châu (ACB) chưa kết thúc. ACB kiện ông Dũng để đòi hơn 1,3 triệu USD.

 

Việc Indochina Airlines bị khai tử cho thấy giấc mơ bay tư nhân ngày càng trở nên xa vời, nhất là khi có thông tin cho rằng Vietnam Airlines sẽ nắm gần 70% cổ phần của hãng hàng không Jetstar Pacific. Nếu đúng như vậy, Vietnam Airlines sẽ nắm đến 90% thị trường hàng không nội địa.

 

Đại gia dược dính vào vòng lao lý 

Đại gia dính lao lý Lê Văn Dũng

 

Khi dùng tiền cá nhân mua hơn 60% cổ phiếu của công ty Dược Hà Tây (DHT) và cam kết bán lại cổ phiếu cho chính công ty mình với giá gốc, ông Lê Văn Dũng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty Dược Viễn Đông (DVD), đã bị DHT tố cáo làm giá cổ phiếu.

 

Sự việc không dừng lại đó khi ông Dũng dùng 12 tài khoản mở tại 3 công ty chứng khoán khác nhau để thao túng giá cổ phiếu của chính công ty mình, đến lúc này vị đại gia công ty dược chính thức bị bắt và bị truy tố về tội làm giá chứng khoán.

 

Ngoài ra, ông Dũng còn phạm tội tạo doanh thu ảo, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Có 13 nhà đầu tư đã tố cáo ông Dũng, cho rằng ông làm giá chứng khoán gây thiệt hại gần hai tỷ đồng. Đây có lẽ là vụ làm giá chứng khoán lớn nhất từ trước tới nay và người làm giá bị truy tố.

 

Còn nhiều doanh nhân Việt phải “Dở khóc, dở cười” vì những sự cố trong năm qua, người dính lao lý, người vỡ nợ… điều đó cũng phản ánh phần nào tính khốc liệt và sự cám dỗ trên con đường kinh doanh

 

Theo NĐT

PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo