Nợ xấu hệ thống ngân hàng còn 2,72%
Tại buổi họp báo, NHNN cho biết, đến nay các giải pháp xử lý nợ xấu đã phát huy tác dụng, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ.
Cụ thể, tính đến 30/11/2015, khoảng 99,6% nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) ước tính tại thời điểm cuối tháng 9/2012 đã được xử lý, chất lượng tín dụng được cải thiện; nợ xấu toàn hệ thống đã được đưa về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra. Với việc áp dụng đầy đủ chuẩn mực mới về phân loại nợ, từ quý I/2015, không còn tồn tại 2 số liệu nợ xấu (số liệu theo báo cáo của TCTD và số liệu theo kết quả giám sát của NHNN), đồng thời nợ xấu của các TCTD đã được minh bạch hơn.
Ngân hàng nhà nước đánh giá, kết quả xử lý nợ xấu đạt được đã góp phần quan trọng cải thiện thanh khoản, giảm mặt bằng lãi suất, mở rộng khả năng tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong năm 2015, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, NHNN đã thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong điều hành CSTT trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ và phù hợp với sự thay đổi lớn của tình hình thực tế.
Những kết quả đạt được cho thấy năm 2015 tiếp tục là một năm thành công trong việc điều hành CSTT, đóng góp quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát cả năm ở mức thấp khoảng 1- 2%, đánh dấu thời kỳ ổn định lạm phát dài nhất trong một thập kỷ qua, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt trên 6,5% là mức cao nhất trong 5 năm gần đây.
Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2016, NHNN xác định mục tiêu và các giải pháp trọng tâm về điều hành CSTT năm 2016 như sau: Thực hiện CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6,7%).
Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Chủ động thực hiện các giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, để tiếp tục giảm tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
Tiếp tục thực thực hiện các giải pháp theo lộ trình tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu theo các Đề án đã được Chính phủ thông qua, tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; nghiên cứu, hoàn thiện mô hình VAMC...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước